Bất kỳ tổ chức nào, khi được đề nghị kể tên một lãnh đạo thì đa phần mọi nhân viên đều kể tên Tổng giám đốc điều hành (CEO). Sự nhầm lẫn giữa người có vai trò lãnh đạo và người ở vị trí cao nhất trong tổ chức cũng đến từ việc bấy lâu nay, nhiều học giả đã quen dẫn chứng về người nắm giữ vị trí cao nhất trong những nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của mình.
Người ta ước tính rằng 84% các nghiên cứu về phương thức lãnh đạo từ năm 2003 đến 2008 đã đánh đồng người có vai trò lãnh đạo với những người ở vị trí cao nhất.
Sự thật là những người nắm quyền cao nhất trong một tổ chức có thể cũng là những người lãnh đạo và điều này đặc biệt đúng khi những người ở vị trí này thường là những cá nhân có quyền tự do và chủ động đủ để họ đưa ra những quyết định giống với những người có vai trò lãnh đạo.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều đã chứng kiến nhiều người ở vị trí như vậy không phải ở cương vị lãnh đạo thực sự. Chúng ta chắc hẳn cũng đã chứng kiến tài lãnh đạo xuất sắc của những người không ở vị trí cao nhất.
Bod Quinn đã lập luận đầy thuyết phục rằng lãnh đạo là một vai trò mà các cá nhân dù có quyền lực hay không đều có thể đảm nhận hoặc thôi đảm nhận nhiều lần trong suốt quá trình làm việc của mình.
Tạm gác những giả định cho rằng vị trí lãnh đạo chỉ dành cho những ai có chức danh cao nhất trong tổ chức, thay vì chỉ đơn thuần xem ai đó là một người lãnh đạo, chúng ta cần đánh giá họ là một người lãnh đạo thực thụ hay chỉ có vẻ giống như một lãnh đạo trong những tình huống cụ thể.
Câu hỏi này gợi mở nhiều hướng chất vấn mới và khía cạnh nghiên cứu mới. Chẳng hạn như:
Thứ nhất, nếu bất kỳ ai cũng có thể nắm vai trò lãnh đạo dù họ đang giữ chức vụ gì trong tổ chức thì việc lãnh đạo trong một nhóm dự án hay trong một tổ/ đội cụ thể sẽ ra sao? Vai trò lãnh đạo của một cá nhân cụ thể với những nét đặc trưng riêng biệt khi họ ở vai trò một người lãnh đạo và khi là một thành viên nhóm sẽ biến chuyển như thế nào để trở thành một “hành động xã hội thông thường”?
Một mặt, nó xuất hiện trong suốt quá trình giao tiếp xã hội mà một số người cho rằng những nét đặc trưng của người lãnh đạo được biểu hiện qua lời nói và hành động của họ và qua những gì người khác dành cho họ.
Ví dụ, khi quan sát một nhóm sinh viên đang cùng nhau thực hiện một dự án, bạn sẽ nhận ra cá nhân nào đó là người lãnh đạo nhóm khi nhận ra ở họ những tố chất căn bản của một người lãnh đạo và qua cách những người khác giao tiếp với người này. Một số người không ngại bỏ qua những đối đãi đặc biệt dành cho họ như một lãnh đạo trong tổ chức hoặc trong nhóm để tránh nguy cơ họ sẽ bị mặc định như người có vai trò lãnh đạo.
Hiểu được việc các cá nhân chủ động, linh hoạt chuyển đổi giữa các nét đặc trưng khi là người lãnh đạo và khi là một nhân sự trong nhóm ra sao và cách những nét đặc trưng này biến chuyển qua thời gian và trong từng tình huống là vô cùng quan trọng.
Thứ hai, nếu bất kỳ ai cũng có thể lãnh đạo dù họ đang ở cương vị nào thì rất có thể, nhiều người muốn nắm quyền lãnh đạo cùng một lúc. Một số người tin rằng, thông thường chỉ là vô thức, nhóm chỉ nên có một người lãnh đạo duy nhất và người này cần hội đủ một số tố chất tiên quyết mà một người lãnh đạo cần phải có. Nhưng những người khác trong đó có chúng tôi, lại tin rằng vai trò lãnh đạo cần được chia sẻ và do nhiều người đảm nhận cùng một lúc.
Trong các công ty, tùy thuộc vào suy nghĩ của mọi người về khía cạnh này, chúng ta sẽ có một môi trường cạnh tranh cho vị trí lãnh đạo hoặc môi trường với sự luân chuyển không ngừng giữa các thành viên với vai trò làm người lãnh đạo và thành viên nhóm bởi mọi thành viên đều sẽ có cơ hội trải qua vị trí lãnh đạo và thành viên nhóm để cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung của cả nhóm.
Như những gì hai ví dụ trên đề cập đến, chúng ta thường tự biến mình thành nô lệ cho những suy nghĩ cố hữu của chính mình (trong trường hợp này là những mặc định về vai trò lãnh đạo). Chúng ta sẽ không còn bị rối tung trong những câu hỏi như trên nếu chúng ta nghĩ người lãnh đạo đơn thuần là người có thẩm quyền. Tuy nhiên, các tổ chức đều đang hoạt động trong những lĩnh vực phức tạp, năng động và đầy sáng tạo nên họ phải trông cậy nhiều hơn nữa vào vai trò lãnh đạo.
Những chất vấn mới về các người lãnh đạo và vai trò lãnh đạo đang kiểm chứng các quy trình xã hội mà ở đó mọi thành viên của tổ chức ở mọi cương vị đều được xem như những người lãnh đạo và sự luân chuyển không ngừng về vai trò lãnh đạo đã hé lộ những hình thái khái quát. Những hình thái đóng vai trò then chốt với việc tìm ra điểm cốt lõi về vai trò lãnh đạo trong các tổ chức hiện nay. Sẽ tới lúc, quan điểm về người có tư duy tổ chức là không đủ. Và bây giờ chính là thời điểm đó.
Theo Sue Ashford và Scott DeRue