Những điều nên biết khi chuyển hướng sự nghiệp giữa chừng

Người ta vẫn thường nhắc tới Eric Cantona – huyền thoại bóng đá người Pháp từ 10 năm trước. Khi đang ở đỉnh cao phong độ, Cantona từ giã môn thể thao vua vì đã mất niềm đam mê trên sân cỏ, dù lúc đó, ông chỉ mới 30 tuổi.

Những ngày tháng bình lặng với công việc làng nhàng và mức thu nhập ổn định, đủ để trang trải cho cuộc sống, bạn cảm thấy có chút gì đó hơi chán nản, thất vọng về bản thân. Mong muốn thay đổi nghề nghiệp, theo đuổi đam mê thôi thúc bạn tìm một hướng đi khác nhưng chẳng ai dám chắc hướng đi đó là tốt.
Người ta vẫn thường nhắc tới Eric Cantona – huyền thoại bóng đá người Pháp từ 10 năm trước. Khi đang ở đỉnh cao phong độ, Cantona từ giã môn thể thao vua vì đã mất niềm đam mê trên sân cỏ, dù lúc đó, ông chỉ mới 30 tuổi.
Nhiều người cảm thấy hối tiếc khi Cantona kết thúc sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp của mình tại câu lạc bộ Manchester United, nơi ông giành được bốn danh hiệu Ngoại hạng Anh trong 5 năm, trong đó có hai Cúp Liên Đoàn và Cúp FA. Nhưng đó lại là sự lựa chọn để Cantona đến với nghề nghiệp mình mơ ước.
Từ bỏ sân bóng, Cantona đến với vai trò điện ảnh, đạo diễn, nhà sản xuất phim và đạt được nhiều thành công. Bộ phim “Looking for Eric” do ông sản xuất và đóng vai chính được lọt vào vòng đề cử phim hay nhất giải Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2009.
Không ít người cho rằng, một khi đã giàu có rồi, Cantona mới dễ dàng rời sân cỏ như vậy. Thực tế, nếu nói về giàu có thì chẳng ai dám chắc bao nhiêu là đủ cả nhưng ít ai dám từ bỏ một công việc đang trên đà phát triển để dấn thân cho đam mê.
Cantona là một tấm gương thành công trong việc chuyển hướng sự nghiệp này và sau đây là những điều ứng viên nên cân nhắc khi muốn theo bước Cantona:
– Hiểu rõ nguyên nhân khiến bạn muốn đổi nghề

Nguyên nhân để bạn quyết định thay đổi nghề nghiệp thường đến từ nhiều hướng. Có thể do công việc quá nhàm chán, nghề nghiệp không phù hợp với kỹ năng, năng lực bản thân hoặc bạn chưa bao giờ yêu thích nó, bạn đồng ý làm chỉ vì để có thu nhập trang trải cho cuộc sống. Cũng có người muốn đổi nghề vì mãi vẫn “dẫm chân tại chỗ” với mức lương và cấp bậc cũ…
Tất nhiên, một khi muốn đổi nghề, hẳn đã có những nguồn cơn thôi thúc mạnh mẽ nhưng dù sao, bạn cũng nên suy nghĩ thật kỹ. Đừng vì nhất thời bồng bột, áp lực với công việc hiện tại mà đưa quyết định vội vàng. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc đến vấn đề thu nhập, vì đó cũng là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, đổi nghề chỉ vì vấn đề tiền lương hoàn toàn là chuyện không nên.

– Xác định ngành nghề phù hợp

Trước khi quyết định chuyển hướng, bạn nên xác định xem mình thuộc kiểu người nào, thích hợp với ngành nghề gì bởi mỗi người thích hợp với những ngành nghề khác nhau.
Đam mê luôn là gợi ý đầu tiên nhưng bạn cần hiểu rõ năng lực bản thân có phù hợp hay không. Bạn không thể theo nghề báo chí chỉ vì thích được đi đó đây, được tiếp xúc với nhiều người… trong khi lại không có khả năng viết lách, khai thác thông tin. Bạn không phù hợp làm PR & Marketing nếu không có khiếu ăn nói…
Việc xác định mình phù hợp với ngành nào là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công khi đã không còn trẻ mà vẫn xây dựng lại sự nghiệp từ đầu. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bạn bè, người thân rồi đưa ra quyết định.
– Bổ sung kỹ năng, kiến thức mới

Một lĩnh vực mới luôn đòi hỏi bạn tiếp xúc với những vấn đề mới, kiến thức mới, khác xa nhiều so với công việc cũ. Vì thế, nếu quyết định chọn một nghề mới hẳn so với nghề cũ, bạn nên học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng cho công việc tốt hơn.
Để làm được việc này, bạn có thể tham gia những khóa học bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, giúp mình cập nhật kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm từ những người đi trước và làm quen với công việc trước… Một khi đã có kỹ năng, kiến thức cho nghề mới, bạn sẽ tự tin nhận công việc mà không chút bỡ ngỡ.
Bạn cũng nên tạo bước đệm bằng cách vừa làm vừa học như một nhân viên tập sự trước khi chính thức tham gia công việc mới. Mọi thử thách đều có cái giá riêng và nếu đủ đam mê, tự tin, bạn hãy mạnh dạn thay đổi.

Theo Askmen/Bưu Điện Việt Nam