Công cụ phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa đối với một doanh nghiệp. Chỉ ra một số nhầm lẫn phổ biến khi sử dụng.
Công cụ phân tích SWOT
SWOT là một công cụ phân tích đựơc sử dụng rất phổ biến khi cần đánh giá tình hình môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
SWOT viết tắc cho các từ:
S: Strength – Điểm mạnh, ưu thế
W: Weakness – Điểm yếu, điểm khiếm khuyết
O: Opportunity – Cơ hội, thời cơ
T: Threat – Mối đe dọa, hiểm họa
SWOT tập trung vào hai lĩnh vực:
– Nội tại hay trong phạm vi công ty, doanh nghiệp (S điểm mạnh và W điểm yếu)
– Bên ngòai công ty, doanh nghiệp (O cơ hội và T mối đe dọa)
Khách hàng đánh giá như thế nào về doanh nghiệp so với các đối thủ khác?
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Hình ảnh công ty nói chung
Kết quả họat động:
Cung cấp thông tin
Giải đáp thắc mắc của khách hàng
Họat động bán hàng và marketing
Qui trình đặt hàng
Danh mục sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Khâu phân phối
Giao hàng
Độ chính xác trong việc xuất hóa đơn và thủ tục điều kiện thanh tóan
Họat động hỗ trợ bán hàng
Các dịch vụ khác
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Năng lực chuyên môn:
Kỹ năng lãnh đạo
Chiến lược
Chiến lược
Sự liên kết trong các họat động (nguồn nguyên liệu, marketing và bán hàng…)
Nghiên cứu và phát triển
Sản xuất
Phân phối, kho vận
Quản trị hành chính
Tình hình chi phí họat động
Từ đặt hàng đến thanh tóan tiền
Khả năng giữ khách hàng
Chất lượng
Môi trường, sức khỏe, an tòan
Quan hệ với nhân viên
SWOT
S
Điểm mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh là gì?
Khả năng chuyên môn
Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
W
Đâu là những điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ?
Khả năng chuyên môn
Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
O
Đâu là những cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác (có được từ những thay đổi trên thị trường, từ xu hướng tiêu dùng…)
yếu tố chính trị
yếu tố kinh tế
yếu tố xã hội
yếu tố công nghệ
T
Đâu là những mối đe dọa mà doanh nghiệp phải đề phòng (do những thay đổi trong môi trường kinh doanh và xu hướng thị trường…)
yếu tố chính trị
yếu tố kinh tế
yếu tố xã hội
yếu tố công nghệ
SWOT Hành động
S
Những điểm mạnh của doanh nghiệp sẽ được khai thác như thế nào?
W
Doanh nghiệp sẽ phải làm gì để khắc phục những điểm yếu?
O
Những cơ hội nào doanh nghiệp có thể khai thác từ những điểm mạnh của mình?
Những cơ hội nào đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cải thiện những điểm yếu của mình để nắm bắt?
T
Những mối đe dọa nào doanh nghiệp có thể sử dụng điểm mạnh của mình để khống chế?
Những mối đe dọa nào mà doanh nghiệp sẽ phải chịu tác động mạnh do rơi vào những điểm yếu của doanh nghiệp? Liệu doanh nghiệp có phải xem xét và rút lui sớm khỏi một thị trường để giảm bớt hậu quả?
Tuy là một công cụ rất phổ biến, việc sử dụng và khai thác ứng dụng của công cụ phân tích nầy vẫn còn chưa được khai thác đúng mức.
Một số nhầm lẫn phổ biến:
1. Không dựa trên cở sở thông tin đáng tin cậy.
2. Theo ý kiến chủ quan của 1 người.
3. Quá nhiều, không tập trung và các điểm ưu tiên cao.
4. Ngộ nhận S và W là bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu nội tại lẫn trong môi trường kinh doanh (như điểm yếu của khách hàng, điểm hạn chế của thị trường .v.v). Thực ra S và W chỉ dùng để tập trung phân tích điểm mạnh và yếu nội tại của một doanh nghiệp trong một thị trường nhất định.
5. Nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp không thể rút ra được điều gì để đi đến kế họach hành động nhằm khắc phục sửa chữa hay tranh thủ phát huy (gọi là không actionable).
6. Đánh giá cơ hội và mối đe dọa chung chung, những yếu tố bất khả kháng. Nhằm mục đích bào chữa hơn là để tìm ra cơ hội hay để hạn chế tổn thất.
7. Không có sự nhất quán giữa SWOT và PESTLE, hay nói một cách khác SWOT không thừa kế những nhận định từ PESTLE.
8. Không thể hiện SWOT qua chiến lược. Rất nhiều người phân tích SWOT xong quay sang họach định chiến lược “một cách vô tự” mà không hề đả động gì đến những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay những mối đe dọa đã phân tích trong SWOT.
Theo Đỗ Hòa