Những tiêu chuẩn dùng người của cấp trên

Thăng chức đồng nghĩa với việc năng lực làm việc, trình độ của bạn được khẳng định và là cơ hội quan trọng để tăng lương. Tuy nhiên nếu yếu tố ngăn cản bạn lại đến từ chính cấp trên, bạn sẽ phải làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu của sếp?

Với cấp trên yêu cầu tiêu chuẩn tương đối đặc biệt
Theo giới thông tin của Nga cho biết: Thủ tướng Nga Putin có những tiêu chuẩn đặc biệt trong việc cân nhắc thăng chức cho cấp dưới, ông cho rằng người trải qua huấn luyện trong quân đội có đủ phẩm chất được cất nhắc, đặc biệt khi họ xuất thân từ KGB và từng trải qua các khóa luật thì điều kiện thăng tiến của anh ta lại càng thuận lợi, Putin đã từng trải qua cuộc sống trong quân đội và học qua trường luật.
Thực tế: Dựa vào các tiêu chuẩn đặc biệt, sự phát hiện bồi dưỡng và cất nhắc nhân viên, cán bộ xuất sắc được bộc lộ trong quá trình làm việc hay trong các hoạt động ở công ty. Chỉ cần bạn chú ý thì cơ hội thăng tiến rất gần bạn.
Cấp trên chỉ tín nhiệm người thân cận
Hiện tượng: Trong một công ty tư nhân, khi chồng nắm giữ quyền chủ tịch, vợ giữ chức tổng giám đốc, cùng giám sát để nắm bắt quyền tài sản, ho đưa ra qui định chức phó trưởng phòng tài chính kế toán phải do nhân thân hai bên lần lượt đảm nhiệm. Nguyệt tốt nghiệp trường đại học tài chính kế toán, làm kế toán cho công ty đã được 6 năm, rất hiểu chủ tịch và được sự tín nhiệm của tổng giám đốc.Những đồng nghiệp bộ phận khác cùng vào làm với cô đến giờ vẫn dậm chân tại chỗ.
Trong một số công ty vì muốn cân bằng quan hệ với văn phòng ở địa phương, đã đặc biệt sắp xếp người thân quen xây dựng mối quan hệ thân thiết với quan chức địa phương, chuyên viên thương mại. Nếu bạn làm việc trong môi trường này, thì cơ hội thăng chức là rất mong manh. Muốn thăng chức bạn cần hiểu rõ mục tiêu tính chất của công việc, tránh kết cục như những đồng nghiệp của Nguyệt.
Thực tế: Nếu bạn làm việc ở công ty tư nhân, các điểm sau sẽ giúp bạn nhận ra vị trí chết ( khó có cơ hội thăng chức ): Xem người được thăng chức có mối quan hệ đặc biệt nào với sếp hay không? Họ có mối quan hệ với quan chức địa phương? Việc nhận ra vấn đề không quá khó khăn, quan trọng là bạn sẽ tránh việc lãng phí thời gian và làm những việc vô ích.

Khi cấp trên không cầu tiến
Hiện tượng: Sếp của Lan là người không có tham vọng, dù đảm nhiệm vị trí trưởng phòng đã 7-8 năm nay, anh ta không hề có ý muốn thăng tiến. Hơn nữa, anh ta chưa từng cất nhắc cấp dưới, nhiều người có năng lực đã bị mai một tài năng dưới quyền anh ta. May mắn cuối cùng anh ta cũng tỉnh ngộ sau hai năm lãng phí thời gian của mình, sau khi chuyển sang bộ phận khác anh ta đã nhanh chóng được thăng chức lên vị trí khá cao trong công ty.
Trong công việc, nếu muốn chiếm giữ mãi một chức vụ, người khác dù có giỏi cũng là vô ích bởi họ khó thể hiện được tài năng của mình. Nhận biết được công ty như trên là rất cần thiết, điều này giúp bạn tránh được tình thế dù cống hiến hết mình vẫn không có cơ hội tiến thân.
Thực tế: Định dạng công ty tương tự trên mấy khó khăn, hãy xem khoảng thời gian mà nhân viên công ty nắm giữ, nếu 4 năm mà anh ta vẫn chưa rời khỏi vị trí đó, bạn hãy dè chừng; ngoài ra dù được tích cực được tiến cử nhưng cấp trên vẫn không mảy may nhòm ngó thì chắc chắn bạn không nên làm việc trong môi trường đó.

Khi cấp trên ghen ti với tài năng của bạn
Hiện tượng: Liễu tốt nghiệp trường đại học danh tiếng, có kinh nghiệm 2 năm làm thư kí, khi nhảy việc sang công ty nước ngoài, tất cả nhân viên công ty đều bắt đầu từ vị trí thấp nhất, cô tin rằng dựa vào bằng cấp của mình cơ hội thăng chức là 90%.
Sau mội thời gian nỗ lực làm việc, Liễu mới ngộ ra: trong khi đồng nghiệp bạn đến chóng mặt cô lại không hề phải làm bất cứ công việc nào, hơn nữa công ty có một qui đinh bất thành văn , khi trở thành người rảnh rỗi, khả năng bị sa thải là 90%! Cô phản ánh tình hình của mình với trưởng phòng, nhưng anh ta không hề có phản ứng gì. Chưa hết ba tháng thử việc, Liễu đã phải rời khỏi công ty chứ chưa nói gì đến việc thăng chức. Người trưởng phòng đã cố loại bỏ đối thủ mà anh ta cho là có khả năng uy hiếp đến vị trí của mình!
Thực tế: Nếu cấp trên dửng dưng với thành tích hiệu quả công việc của bạn, nói xấu bạn với sếp, thường xuyên răn đe bạn…thì bạn cần phải hiểu đây là dấu hiệu cho thấy anh/ chị ta không hề thân thiện với bạn, nếu tiếp tục dưới quyền anh/chị ta thì cơ hội thăng tiến của bạn rất khó thành công, nghiêm trọng hơn đã đến lúc bạn cần ra đi!

Theo Dân Trí