Những kỹ năng cần thiết cho doanh nhân

Ngoài đam mê và quyết tâm, doanh nhân cần nhiều kỹ năng khác để điều hành công việc hiệu quả. Khả năng lãnh đạo là cốt lõi của thành công trong kinh doanh: làm sao xây dựng chiến lược kinh doanh, điều hành công ty hiệu quả và luôn kiên định với mục tiêu đặt ra. Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.
Ngoài đam mê và quyết tâm, doanh nhân cần nhiều kỹ năng khác để điều hành công việc hiệu quả. Khả năng lãnh đạo là cốt lõi của thành công trong kinh doanh: làm sao xây dựng chiến lược kinh doanh, điều hành công ty hiệu quả và luôn kiên định với mục tiêu đặt ra. Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.
Nhiều người cho rằng khả năng lãnh đạo là một năng khiếu bẩm sinh nhưng cũng có ý kiến cho rằng kỹ năng lãnh đạo được xây dựng thông qua quá trình học hỏi và trải nghiệm trải nghiệm cuộc sống. Nhưng dù bạn có năng khiếu hay không thì rèn luyện và học hỏi cũng giúp bạn mài giũa những kỹ năng cần thiết.
Một doanh nhân có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ đối phó với các tình huống khó khăn một cách bình tĩnh và sáng suốt hơn. Một số người còn nhìn thấy khó khăn cũng chính là một cơ hội và luôn sẵn sàng để thích nghi và có những đột phá.
• Phán đoán tốt là một ưu thế nổi trội giúp doanh nhân nhìn thấy được cơ hội và hạn chế được các rủi ro tìm ẩn trong tương lai. Phán đoán tốt là kết quả của một quá trình rèn luyện lâu dài. Chú ý lắng nghe, quan sát và học hỏi từ những điều nhỏ nhất diễn ra xung quanh giúp bạn nâng cao khả năng nhìn ra trông rộng.
• Lắng nghe là kỹ năng cần thiết nhất đối với doanh nhân. Bạn nên quan tâm, chú ý mọi lời nói và hành động của những người xung quanh và đừng vội đưa ra kết luận hoặc ý kiến quá sớm. Hãy dành thời gian để lý trí và tình cảm phân tích các tình huống đang diễn ra. Tại sao phải chú tâm lắng nghe mọi người như vậy? Ở vai trò là một nhà lãnh đạo, nếu bạn đưa ra ý kiến hoặc nhận định quá sớm, bạn sẽ dập tắt tính sáng tạo và tinh thần xây dựng của nhân viên. Nhân viên bị đặt vào thế bắt buộc phải chấp nhận ý kiến của cấp trên dần dần sẽ không hứng thú với việc chủ động trong công việc nữa.
• Giao tiếp tốt cũng không phải là kỹ năng bẩm sinh, mà ngược lại, bất kỳ ai cũng có thể học hỏi và phát triển kỹ năng này. Giao tiếp tốt tạo cơ hội cho mọi người hiểu rõ hơn về nhau. Nhân viên luôn cần một người lãnh đạo đáng tin cậy và biết chia sẻ. Mọi người cần biết liệu bạn có dẫn họ đi đến một thành công nào không, hoặc bạn có luôn bên họ trong những lúc khó khăn.
• Nhận ra và đánh giá cao thành quả làm việc của người kháclà việc làm cần thiết để duy trì động lực làm việc cho toàn thể nhân viên trong thời điểm khó khăn. Việc này rất dễ dàng và hầu như không tốn kém. Một lời cảm ơn và khen ngợi đúng mức là đủ để mọi người cảm thấy hài long.
• Thương lượng là kỹ năng rất thực tế mà mọi doanh nhân cần phải có. Mọi người thường hiểu nhầm thương lượng là đạt được một thỏa thuận tốt nhất, lợi nhất cho mình. Tuy nhiên, thương lượng chỉ đơn giản là đảm bảo cho các thỏa thuận, lời hứa của bạn với đối tác, nhân viên hoặc khách hàng được thực hiện một cách tốt nhất.
Có rất nhiều lãnh đạo chỉ tập trung xây dựng sự nghiệp cho cá nhân mình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo nên tận dụng sức mạnh quyền lực như một công cụ để truyền cảm hứng cho những người khác. Khi cả tập thể cùng chung sức chung lòng, nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu thì thành công sẽ là đích đến chắc chắn.
Những kỹ năng này có thể dễ dàng áp dụng trên thực tế và là nền tảng giúp bạn thành công trong việc thu hút người tài, đạt được sự đồng thuận trong đối nội lẫn đối ngoại, giúp bạn bản lĩnh hơn khi đối diện với những lựa chọn khó khăn và nuôi tham vọng chinh phục những đỉnh cao mới.

Theo Doanh Nhan Sai Gon