Thế hệ vàng của groupon, xu hướng xã hội hóa

Internet đã từng làm thay đổi ngành công nghiệp giải trí, truyền thông và thương mại sẽ là đối tượng kế tiếp. “Biến các giao dịch trở thành những cuộc đối thoại” chính là câu thần chú của các công ty kinh doanh trực tuyến.
Thương mại điện tử ngày càng mang tính xã hội, đồng thời kết nối chặt chẽ hơn với thế giới bên ngoài internet. Nhận định này có thể làm những người ưa thích sự riêng tư giật mình lo lắng, nhưng đối với những cá nhân yêu sự thể hiện qua cộng đồng số, điều này lại là một giấc mơ tuyệt vời. Tại một trang web mới thành lập tên Swipely, người truy cập hiện có thể công khai những giao dịch của mình. Bất cứ khi nào họ thực hiện mua bán với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ (kế tiếp là tên dịch vụ), cuộc giao dịch sẽ ngay lập tức được đưa lên trên website và được bàn luận bởi những người sử dụng khác. “Biến các giao dịch trở thành những cuộc đối thoại” chính là câu thần chú của công ty.

Swipely chỉ là một trong số những công ty mới nhất gia nhập vào lĩnh vực thương mại xã hội hoá đang ngày càng phát triển. Các công ty trong thị trường này kết hợp công nghệ điện tử với mạng xã hội cũng như những hoạt động của các tổ chức trực tuyến khác. Họ nhắm tới việc thay đổi thói quen mua sắm cả trên mạng lẫn ngoài xã hội thực. Angus Davis, giám đốc Swipely nhận định rằng Internet đã từng làm thay đổi ngành công nghiệp giải trí, truyền thông và thương mại sẽ là đối tượng kế tiếp.

Thế hệ đầu tiên của các trang thương mại điện tử xuất hiện từ cuối những năm 90 với biểu hiện chỉ là những cuốn catalogue được số hoá và gửi đi theo yêu cầu của những đơn đặt hàng qua thư điện tử. Những trang web như Epinions đã thu thập những đánh giá cũng như góp ý của người sử dụng nhưng họ lại không hề bán bất cứ thứ gì, rất nhiều những trang mạng như vậy đã sụp đổ trong thời kỳ bong bóng công nghệ thông tin vỡ từ năm1995 đến 2000. Trong số các trang web thời kỳ này, chỉ có duy nhất Amazon là thực hiện việc buôn bán kèm với thu thập phản hồi của người dùng, chính điều đó đã dẫn công ty đến với những thành công lớn. Dựa vào công cụ chắt lọc thông tin thu thập được từ những cuộc giao dịch của khách hàng, Amazon đã rút ra được những thay đổi phù hợp công việc kinh doanh.

Thế hệ thứ hai của các doanh nghiệp thương mại điện tử lại có phần khác biệt nhiều so với thế hệ đầu tiên, một vài trong số đó nổi lên từ thung lũng Silicon. Thực tế nền tảng của những công ty này vẫn là thế giới offline, đôi khi họ vẫn cố gắng để đưa khách hàng về với những hoạt động mua sắm trong đời thực. Rất nhiều các công ty kiếm tiền từ những cuộc mua bán chớp nhoáng, những lời mời hàng nhanh gọn về những sản phẩm đang được giảm giá mạnh – điều này thực sự hấp dẫn và mang tính lan truyền nhanh với những thành viên tham gia trên web.

Doanh nghiệp tiên phong trong những cuộc mua bán chớp nhoáng này là Vente Priveé, vốn khới nguồn từ một công ty sản xuất quần áo của Pháp. Theo lời Jacques-Antoine Granjon, giám đốc của Vente Privée, người sáng lập công ty vào năm 2001 cùng với 7 thành viên khác thì hiện nay, tuy trọng tâm của công ty vẫn là những nhà máy, trụ sở nhưng có đến hàng trăm nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia và người tạo mẫu tóc thường xuyên tổ chức các sự kiện bán hàng trực tuyến cho công ty. Sau khởi đầu chậm chạp, Vente Privée bắt đầu tăng tốc phát triển. 5 website địa phương tại châu Âu, hiện có hơn 12 triệu thành viên và đang được kỳ vọng sẽ mang về khoảng 800 triệu euro (xấp xỉ 1 tỷ đô-la) doanh thu trong năm nay.
Sự thành công của Vente Privée đã khơi dậy tinh thần của những công ty khác. Trong số đó nổi tiếng nhất là công ty Gilt Group với hướng kinh doanh mô phỏng theo phong cách bán hàng của những nhà bán lẻ đồ cao cấp tại New York, nơi công ty được thành lập. Gilt có quy mô nhỏ hơn Vante Privée, chỉ có 2.5 triệu thành viên và đang hy vọng thu về khoản doanh thu từ 400 đến 500 triệu đô trong năm. Theo lời giám đốc Susan Lyne, doanh nghiệp muốn trở thành một hình mẫu cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xã hội hoá. Công ty cũng vừa mới đưa vào hoạt động một vài trang web địa phương tại Mỹ, tổ chức chương trình “deals of the day” (những giao dịch hấp dẫn trong ngày).

Gilt Group đang đi lạc vào lãnh thổ của những website thương mại điện tử của các địa phương, những trang web tạo điều kiện thuận lơi cho loại hình mua sắm số đông. Hàng ngày, những website này chào mời những dịch vụ vủa các doanh nghiệp địa phương, ví dụ như ăn uống tại nhà hàng, nghỉ dưỡng trị liệu, giá thuê xe cao cấp, những dịch vụ này được giảm giá tới tận 90& (tuy nhiên tỷ lệ giảm giá thường là 50%). Nhưng cuộc giao dịch được tiến hành chỉ khi có 1 số lượng tối thiếu nhất định những thành viên cùng tham gia, do vậy những người muốn sử dụng dịch vụ sẽ lan truyền thông tin này sang những người khác, một thói quen rất phổ biến trên cộng đồng mạng xã hội.

Rất nhiều trang mạng tương tự xuất hiện trong đó thành công nhất phải kể đến Groupon (Sự kết hợp giữa 2 từ “group” và “coupon”). Mặc dù doanh nghiệp mạng này chỉ mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2008 nhưng nó đã phát triển mạng lưới ra tới 230 website địa phương trên 29 quốc gia cùng 15 triệu người đăng ký. Với sự hỗ trợ từ nguồn tiền của các nhà đầu tư, công ty đã mở rộng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu bằng việc mua lại những trang mạng kinh doanh tương tự Groupon tại các quốc gia khác, đơn cử như CityDeal của Đức.

Groupon thực chất liên quan nhiều đến con người hơn là công nghệ. Thời kỳ đầu của website vốn là The Point, một trang web từ Chicago cung cấp các công cụ giúp tổ chức và thu thập thông tin. Công ty đã tuyển dụng 1 lực lượng sale trên khắp thế giới, lên tới gần 2000 người nhằm nhận dạng những thói quen kinh doanh tại các địa phương và thuê tới 150 người viết với nhiệm vụ thể hiện các lời chào hàng. Groupon muốn trở thành hình mẫu trong việc các doanh nghiệp nhỏ tham gia thành công vào thương mại điện tử, dẫn lời Rob Solomon, chủ tịch Groupon.

Đây có thể được coi là thế hệ những website mua sắm thế hệ thứ 3, dẫn lời Sucharita Mulpuru của tập đoàn Forrester Research. Những doanh nghiệp xuất hiện muộn nhất đang cố gắng gây dựng công việc kinh doanh trên phần đỉnh của “social graph” (đồ thị xã hội): Mạng lưới bạn bè đang mở rộng trên mạng xã hội, thói quen sử dụng tiền điện tử, sự phổ biến rộng khắp của điện thoại thông minh giúp cho việc xác định chính xác vị trí của những người tiêu dùng. ModCloth, 1 website chuyên bán quần áo từ những nhà thiết kế riêng đã mở một diễn đàn trên Facebook nhằm thu thập ý kiến của các khách hàng về những sản phẩm ModCloth nên nhập về. Lockerz, một website mới nổi khác lại “thưởng điểm” cho các thành viên nếu họ theo dõi các đoạn video quảng cáo đồng thời mời bạn bè họ làm điều tương tự. Những người tham gia có thể sử dụng loại tiền ảo này quy đổi ra những khoản giảm giá hấp dẫn. Tương tự như vậy, Shopkick tưởng thưởng cho người tiêu dùng nếu họ có hoạt động thực tế tại cửa hàng như việc ghé thăm rồi scan lại sản phẩm bằng điện thoại.

Với thế hệ những doanh nghiệp thương mại điện tử mới xuất hiện, thế giới ngoại tuyến cũng quan trọng không kém thế giới trực tuyến. Swipely, như đã đề cập tới ở phần đầu, là một ví dụ điển hình. Bằng việc đăng tải dữ liệu các cuộc mua bán, công ty đã giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chia sẻ với bạn bè họ đã chi tiêu ra sao trong đời thật, điều này rất ít khi xảy ra nếu khách hàng phải tự tay gõ lại tất cả những số liệu mua bán của chính mình. Thêm vào nữa, khách hàng hoàn toàn có thể giữ bí mật các giao dịch này nếu không muốn công khai.

Liệu chăng xã hội hoá việc mua sắm có thật sự thay đổi hệ thống thương mại nhiều như Mr. Davis đã kỳ vọng? Thật sự khó để tiên đoán rằng thế hệ thứ 2 và thứ 3 của các website thương mại điện tử vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách mau lẹ. Người tiêu dùng có thể chán những cuộc mua bán chớp nhoáng, tương tự như đối với hình thức những cuộc đấu giá trực tuyến trước đó. Thậm chí hình thức mua sắm theo số đông vẫn có những giới hạn nhất định. Một trong những vấn đề lớn nhất của Groupon là có tới tận 10.000 doanh nghiệp địa phương muốn được quảng bá nhưng mỗi quầy hàng online riêng lẻ trên các website Groupon chỉ thực hiện duy nhất 1 giao dịch mỗi ngày. Mặt hàng quần áo phụ kiện đã bắt đầu phân loại những ô hàng của mình, theo đó những người truy cập khác nhau sẽ nhìn thấy những sản phẩm khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sở thích của họ. Nhưng nếu sự phân loại này trở nên quá chặt chẽ và những người dùng chỉ tìm thấy đúng những loại hàng hoá họ cần trên website, hình thức kinh doanh này có thể trở nên kém thú vị hơn.

Theo nhận định của Sonali de Rycker từ Accel Partners, một doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm: Dù số phận của những doanh nghiệp cá nhân hay các mô hình mua sắm có ra sao, thương mại điện tử vẫn phát triển nhảy vọt và ngày càng mang tính xã hội. 

Dịch vụ phân phối bán lẻ chứa đựng một vài những vấn đề cố hữu: Chi phí cao nhằm thu hút mọi người tới thăm nhưng lại tồn tại 1 tỷ lệ thấp những người quyết định mua hàng, thậm chí càng khó khăn hơn khi muốn những khách hàng này quay trở lại. Thương mại điện tử mang tính xã hội có thể là lời giải pháp tiềm tàng cho mọi vấn đề trên.

Theo Nhuongquyenvietnam