Cuộc đời là cả quá trình tích luỹ

Có những bạn trẻ mới bước vào đời, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nhưng kinh nghiệm thay đổi việc làm thì rất phong phú, họ thường muốn “trèo cao”, luôn cho rằng công việc hiện tại quá nhàm chán, không có tương lai, không thể phát triển và phát huy được tài năng của họ, thế là họ nảy sinh tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, cho rằng công ty khác ưu đãi hơn, và họ bỏ công ty này “nhảy” sang công ty khác. Họ không nhìn nhận đúng đắn về thực lực của bản thân, mù quang nâng cao mình lên, hơi gặp rắc trở là họ lại thản nhiên mà khẳng định “ở đây không cần ta, thì sẽ có nơi khác cần đến ta”…
Cuộc đời là quá trình tích luỹ
Có những bạn lại cho rằng, trong xã hội hịên đại tiêu chuẩn để đáng giá một người cso thành công hay không là “anh ta có bao nhiêu tiền?”, thế là khi lựa chọn việc làm anh ta thường xuất phát từ đãi ngộ vật chất, mức lương hàng tháng; thấy công việc tốt, tìên lương cao là lao vào, chính động cơ này đã khiến anh ta mù quáng lựa chọn việ clàm mà không để ý đến năng lực của mình, xem mình có thể dáp ứng được yêu cầu của công việc hay không. Anh ta không hề rung động trước tình cảm và sự níu giữ của bất kỳ công ty nào, tất cả đều chỉ xuất phát từ lợi ích và nhu cầu của cá nhân. Anh ta giống như một người đào giếng không có sự kiên nhẫn, chọn được một chỗ nào đó đào mấy nhát cuốc, không thấy có nước chảy ra thế là anh ta lại bỏ đi tìm chỗ khác, đào mấy nhát vẫn không thấy nước lại chạy đi tìm chỗ khác, anh ta đổi mấy chỗ và lại bắt đầu lại từ đầu. Kết quả là anh ta chẳng thể đào được giếng. Trên thực tế mạch nước ở ngay dưới lòng đất chỗ anh ta đã lựa chọn đầu tiên, anh ta chỉ cần kiên trì đào sâu xuống thì sẽ thấy. Đáng tiếc là anh ta quá nóng vội, không kiên trì đào tiếp, và thế là chẳng bao giừo đào được giếng nếu như anh ta không thay đổi suy nghĩ không có tính nhẫn nại. Nếu chúng ta cũng không có tính kiên trì thì chúng ta cũng không thể gặt hái được thành công, nếu không kiên nhẫn khắc phục được khó khăn, yên tâm làm việc ở một công ty, mà có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nay công ty này mai lại muốn làm ở công ty khác thì không thể thành đạt được.
Mọi việc đều bắt đầu từ đôi bàn tay, cuộc đời muốn thành đạt thì đòi hỏi phải có quá trình, đòi hỏi phải có sự nhẫn nại và kiên trì mục tiêu của mình. Sự thể nghiệm của cuộc đời cũng đòi hỏi phải có sự tích luỹ. Một người có tư tưởng “chuồn chuồn chấm nước”, thì mãi mãi cũng chỉ có thể dừng lại ở bề ngoài của công việc mà thôi chứ không thể làm tốt được, ngay cả công việ của mình cũng không làm tốt được thì làm sao hy vọng có cơ hội thành công chứ? Như một nhà doanh nghiệp nổi tiếng đã nói: “Nội hàm và văn hoá doanh nghiệp của bất kỳ một công ty nào thì một người trong vòng vài ba tháng không thể học được, bất luận là làm chuyên ngành hay quản lý chỉ cần không nóng vội, kiên trì tu luyện, không ngừng học hỏi, không ngừng tích luỹ thì có thể làm cho bản thân tiến bộ nhanh chóng, đồng thời khiến cho bản thân có nhiều niềm vui và thu hoạch trong học tập và làm việc. Bạn cố gắng làm việc đạt được thành tích cao thì sẽ được bạn bè tôn trọng, được ông chủ tín nhiệm, tất nhiên bạn sẽ được thù lao xứng đáng và thành công sẽ chào đón bạn”.
Lập sau khi tốt nghiệp đại học Địa chất, anh về làm việc ở viện thiết kế, lực lượng kỹ thuật của đơn vị hùng hậu, hiệu quả công việc cũng rất tốt. Anh ở đó làm việc bảy năm liền, được làm kỹ sư, và tham gia nhiều hạng mục công trình, trở thành chuyên gia có tiếng trong đơn vị. Khi đó các cán bộ của đơn vị đều đã ngoài 50 tuổi chuẩn bị về hưu cả rồi, chỉ cần anh Lạp kiên trì hai năm nữa thì anh có thể được cất nhắc làm phó phòng kỹ thuật. Nhưng một người trẻ tuổi, năng nổ như anh không thể ngồi chờ “đến lượt” như thế được, bất lụân cán bộ đơn vị níu giữ thế nào anh cũng không ở lại và quyết tâm xin thôi việc, đến làm ở một doanh nghịêp. Anh rất thích không khí làm việc của công ty, vả lại “sếp” của công ty lại rất quan tâm đến anh, chẳng bao lâu anh đã làm quen với công việc của mình. “Sếp” động viên “nếu cậu cứ cố gắng như thế thì sẽ được nâng cấp và tăng lương. Lâu nhất là năm năn nữa cậu sẽ làm cán bộ quản lý của công ty”. Nhưng hai năm sau, khi Lập chủân bị được thăng chức thì vị “sếp’ đó chuyển công tác. Vị “sếp” mới về lại trẻ hơn Lập một tuổi, vả lại vị “sếp” này lại không ưa gì anh, những việc làm của anh đều bị “sếp” để ý và tỏ vẻ không hài lòng, thậm chí còn yêu cầu anh làm lại, thế là anh đành phải nói với “sếp” lời từ biệt.
Lần này Lập đến phụ trách công tác lập kế hoạch quảng cáo cho một công ty liên doanh. Thời kỳ đầu hịêu quả công việc rất tốt, về sau vì nguy cơ tài chính mà công ty gặp không ít khó khăn, công việc của anh cũng gặp nhiều trắc trở. Lập đã rút ra bài học từ những lần trước lần này anh không rút lui mà cũng công ty vượt qua cửa ải khó khăn này, ba năm sau anh được đề bạt làm trưởng phòng nghiệp vụ. Thế nhưng công ty vẫn không thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn, ít lâu sau thì bị phá sản. Thế là anh lại phải đi tìm việc làm.
Lần thứ ba anh đến một công nước ngoài, khi sát hoạch tuyển nhân viên thì họ làm khá nghiêm túc, nhưng không ngờ họ lại là những kẻ lừa gạt, chỉ lợi dụng việc tuyển nhân viên để quảng cáo cho mình, các nhân viên mới tuyển vào họ chỉ cho làm việc gì đó một tháng rồi kết thúc hợp đồng. Về sao Lập lại chuyển đến làm nghịêp vụ cho mấy công ty nữa, làm nghiệp vụ không phải là dễ, vả lại họ đều ký hợp đồng ngắn hạn, cho nên anh vẫn chưa tìm cho mình một chỗ đứng ổn định. Một hôm anh đến đơn vị công tác đầu tiên của mình trước đây, ở đó có sự thay đổi rất lớn, thế hệ trước đều đã nghỉ hưu, các cấp lãnh đạo của đơn vị đều là những người cùng lứa với anh, cùng năm tốt nghiệp. Còn anh một người đã 38 tuổi vẫn chưa tìm được chỗ đứng trong xã hội, anh thấy tuổi thân nuốt nước mắt vào trong lòng …
Thành quả lao động phải trả giá bằng những giọt mồ hôi và công sức, sự huy hoàng của ngày mai phải được tích luỹ từ những việc làm nhỏ từ hôm nay, phải không ngừng tích luỹ và khám phá, thì bạnmới có thể vươn tới đỉnh cao của sự thành đạt. Nếu như bạn nóng vội, muốn theo đuổi mục tiêu cao quá tầm tay của mình, lựa chọn việc làm ở những công ty có đãi ngộ cao, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không có cái nhìn toàn cục, không có quy hoạch phát triển lâu dài, chỉ nhìn thấy con đường truớc mắt mà không thấy được đường đi trong tương lai thfi làm sao có tểh thành công được? Làm sao có thành tựu trong sự nghiệp được? Đìêu có được chỉ là nay chỗ này mai chỗ khác, suốt đời bôn ba mà chẳng làm nên công trạng gì.
Điều quan trọng là xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thụât ngày càng tiên tiến, kinh tế phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, lực lượng nhân tài có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Chúng at thử nghĩ thấu đáo xem, các công ty xuyên quốc gia nổi tiếng sở dĩ có thể sáng tạo ra những sản phẩm mới, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ là vì họ có đội ngũ nhân tài chuyên ngành hùng hậu. Do vậy chúng ta mới chập chững bước vào xã hội, chúng ta muốn đứng vững được thì chúng ta phải khắc phục mọi khó khăn, nghiên cứu học hỏi năng lực chuyên ngành, không nên để cho lợi ích trước mắt làm cho loá mắt. Là một thanh niên có chí hướng, chúng ta khát vọng sau này thành tựu gấp đôi trong sự nghịêp, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có quy hoạch và dự định lựa chọn nghề nghiệp rõ ràng, không nên “đứng núi này trông núi nọ”, nay chuyển mai đổi chỗ việc làm, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến phương hướng phát triển của cuộc đời bạn.
Chúng ta không nên nóng vội, phải nên tin tưởng vào thực lực và năng lực của mình, tin tưởng vào bản thân chỉ cần là một nhân tài thì dù ở cương vị công tác nào, làm bất kỳ công việc gì, sớm muộn cùng sẽ phát huy được tác dụng của mình, từ đó có thể đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp. Nếu chúng ta không chuyên tâm làm việc, chuyên tâm nghiên cứu, thì tri thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ của chúng ta khó có thể nâng cao được. Nếu cứ liên tục thay đổi việc làm thì sẽ bỏ phí chuyên ngành mà chúng ta học trước đây, đồng thời phải mất thời gian để học tập chuyên ngành mới, mà học tập chuyên ngành mới chúng ta lại thiếu kiến thức cơ sở sẽ khó có thể học tốt được, càng không thể nói đến việc giành được thành tựu gì trong chuyên ngành đó.
Trích trong cuốn sách: Thói quen quyết định thành bại

Theo Business