Hay nhảy việc sẽ mất tín nhiệm

Một thanh niên khi xin việ cở một doanh nghiệp đã nói: “Mặc dù tôi chỉ có một chuyên ngành, có một chức danh trung cấp, nhưng tôi có kinh nghiệm 15 năm công tác”. Giám đốc nghe xong liền nói: “Trong công ty chúng tôi, trình độ của cậu không thể coi là cao, nhưng kinh nghịêm 11 năm công tác thì quả không tồi, cậu đã làm qua những công việc gì rồi?”.

“Tôi đã từng làm việ ctrong 15 cơ quan, đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, do vậy công việc của các phòng trong doanh nghiệp tôi đều tương đối thạo. Hơn nữa …”.
“Mặc dù kinh nghịêm công tác của cậu khá dồi dào, nhưng cậu đã làm việc ở 15 công ty thì khiến cho người ta phải ngạc nhiên đấy. Chúng tôi cần những nhân viên nhuỵêt huyết với công ty, e rằng cậu không thích hợp với công việc của công ty chúng tôi”. Vị giám đốc vội vàng đứng dậy, kết thúc cuộc phỏng vấn.
Thanh niên kia vội đứng dậy nói: “Thưa giám đốc không phải tôi tự ý chuyển công ty mà là vì 15 công ty đó lần lượt phá sản. Còn tôi, năm nay mới 31 tuổi, lại có kinh nghiệm làm việc lâu năm”.
Cuối cùng vì có thái độ làm việc nghiêm túc, anh ta đã được nhận vào làm việc ở doanh nghiệp.
Nếu bạn thường xuyên thay đổi việc làm thì bạn sẽ gặp phải nguy cơ tín nhiệm nghiêm trọng. Các công ty thường yêu cầu nghiêm ngặt về “đức” của công nhân, tức là tỷ lệ công nhân xin thôi việc phải thấp. Khá nhiều doanh nghiệp khi xem lý lịch của người xin việc, thường chú ý đến mục đã làm ở mấy công ty. Họ cho rằng nếu người xin việc đã từng làm việc ở nhiều công ty, thì có thể là vấn đề thích ứng môi trường và một khả năng nữa là vấn đề sinh tồn của bản thân và năng lực phán đoán không gian phát trỉên. Nếu vì vấn đề thích ứng môi trường mà anh ta chuyển nhiều công ty thì chứng tỏ anh ta không có lòng khoan dung, năng lực hợp tác kém. Nhân tài có năng lực được trọng dụng, đang ở trong thời kỳ thành đạt trong sự nghịêp thì sẽ không dễ dàng bỏ công ty đi làm ở nơi khác. Chỉ có những người làm việc ở một công ty phát trỉên không thụân lợi, cá nhân không hứng thú, không được lòng ông chủ thì mới xin đi làm ở nơi khác. Công ty mới sẽ cho rằng “liệu bạn có ưu tú như trong bản kê khai lý lịch hay không?”. Cho dù có người có năng lực thật sự rất tốt, vì múôn theo đuổi chức vụ và đãi ngộ cao hơn mà chuyển công ty, lý lịch cũng ghi rõ ràng như vậy, nhưng sau khi vào làm ở công ty mới ai mà biết được rằng đến một lúc nào đó anh ta lại chuỷên sang công ty khác. Như vậy công ty mới cũng lo ngại rằng anh ta làm ở công ty không lâu dài, như vậy anh ta đứng trước nguy cơ không được tín nhiệm. Trong công ty, thường có quan điểm dùng người thì không nghi ngờ, người bị nghi ngờ thì không dùng, một khi ông chủ của công ty mới đã có ý nghi ngờ bạn, thì sau này bạn có cơ hội để thăng tiến không? Những nhân viên thiếu sự chân thành với công ty của mình, thì cho dù anh ta có năng lực đến mấy thì công ty cũng không muốn giao trọng trách cho anh ta, vả lại năng lực càng tốt, chức vụ càng cao thì sự lo ngại về phương diện ngày càng lớn.
Vì thế, chuyển từ công ty nọ sang công ty kia, thì thường bị công ty mới có ấn tượng xấu về năng lực và phẩm chất, ngoài ra còn làm cho bản thân có tư tưởng không thực tế, nóng vội, không có quan niệm toàn cục và tầm nhìn xa, không có quy họach và mục tiêu lâu dài cho bản thân. Khiến công ty mới có sự đáng giá sai lệch về tố chất tổng hợp của bạn. Do vậy các bạn trẻ mới bước vào xã hội, chỉ cần bạn khát khao thành công trong tương lai, thì ngay từ bây giờ bạn phải tích luỹ vốn cho mình. Sau khi vào làm việc ở công ty, từ việc thông thạo nghịêp vụ, nắm được quy định của công ty, có quan hệ tốt với đồng sự. tìm hiểu quan điểm và văn hoá của công ty, đến việc rèn luỵên mình thành người có năng lực chuyên môn vững vàng, thì ít nhất cũng phải tốn một năm. Nếu như bạn nóng vội, không chịu học tập và nâng cao tay nghề thì không những gây tổn thất cho công ty, mà điều quan trọng là lãng phí tuổi thanh xuân của mình; “đứng núi này trông núi nọ”, so đo tính toán, thì kết quả sẽ là hối hận và hối hận mà thôi.
Có lẽ bạn vì lý do có sai sót, gây ra tổn thất cho công ty cũ mà tự giác xin thôi việc chuyển sang công ty khác. Thực ra đây là ý nghĩ sai lầm. Nếu bạn thất bại mà ra đi thì ấn tượng của mọi người về bạn sẽ chỉ là lần thất bại này của bạn, nếu bạn ở lại thì bạn sẽ trở thành điển hình của sự thành công.
Ông Thành làm giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn. mặc dù đã có những sai lầm lớn trong công việc, nhưng ông không rời xa công ty mà vẫn kiên trì bám trụ ở đó. Ông cho rằng nếu rời xa công ty thì mọi người sẽ cho ông không có năng lực, cho dù có đến công ty khác làm việc thì sự kiện ở công ty này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của ông, trong cuộc đời ông sẽ không thể xoá được “vết đen” này. Ông quyết định xoá sạch “vết đen” đó.
Thành tựu sau này đã chứng tỏ ông là người có thể làm tốt công việc của công ty và đương nhiên ông không muốn rời xa công ty nữa.
Đồng thời chúng ta cũng phải hiểu rằng, đôi khi vì sự tác động của người khác mà bạn rời xa công ty, thì cũng nên để lại ấn tượng tốt trong lòng mọi người.
Có một trưởng phòng nghiệp vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn đã cống hiến khá nhiều cho công ty, về sau do có sự thay đổi về biên chế, hai phòng ghép làm một, không có chức danh của anh nữa, thế là anh quyết định chuyển sang công ty khác. Những ngày cuối trước khi rời xa công ty anh đã làm một số việc:
Trước hết anh đưa cho giám đốc cuốn nhật ký, ghi chép tỉ mĩ tình hình của công ty cung cấp tài liệu, các đơn vị hợp tác và các cơ quan chính phủ có liên quan đến công vịê cmà anh đảm nhiệm trước đây; đồng thời ghi rõ mức độ phát triển nghịêp vị với các ngành liên quan, dự tính bước tiếp theo nên làm gì, còn vấn đề gì cần phải giải quyết. Sau đó anh đưa người tiếp quản anh đến các cơ quan hữu quan để làm quen.
Cuối cùng khi anh rời văn phòng, anh nhẹ nhàng đóng cửa, rồi chào tạm biệt mọi người. Sau khi anh rời khỏi mọi người đều đáng giá cao về anh, có ấn tượng tốt với anh.
Mấy năm sau, khi giám đốc công ty này đến tham dự hội thảo về việc “Làm thế nào để trưở thành nhà kinh doanh thành đạt”, ông nhìn thấy trên dãy bàn chủ tịch có thuộc hạ của ông ngày trước. Mặc dù ông biết rằng cậu ta nhất định sẽ thành đạt, nhưng cậu ta lại là giám đốc một công ty nổi tiếng, thì ông không ngờ tới, ông cảm thất chạnh lòng.
Cuối buổi tọa đàm vị giám đốc trẻ này phát biểu ý kiến. Anh nói về một chuỵên cũ của nguyên Thủ tướng nước Anh.
Nguyên thủ tướng nước Anh ngài George có một thói quen, đóng cửa sau khi ra vào phòng. Một hôm George đi đạo cùng bạn trong khuôn viên, mỗi lần đi qua một cái cổng ông đều với tay đóng cánh cổng lại. Người bạn ngạc nhiên bằng hỏi: “Anh có nhất thiết phải đóng cổng lại không?”.
“Đương nhiên là cần phải đóng”. Ông cười nói, “Cả đời tôi luôn đóng cánh cửa đằng sau mình. Cần biết rằng đây là việc nhất thiết phải làm, khi anh đóng cửa lại cũng là lúc để lại tất cả những gì đã qua lại phía sau, bất luận là thành tựu lớn lao hay là những điều tiếc nuối”.
Ngài George đã liên tục gặt hái thành công nhờ vào quan điểm đó. Tôi cũng luôn nhớ đến câu chuyện này, và tôi cũng đã thành công trong sự nghiệp của mình. Mấy ănm nay tôi đã lần lượt phục vụ trong 5 công ty. Bất luận làm ở đâu tôi đều nghiêm túc giữ phẩm chất của một giám đốc. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các công ty có nhìêu thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, không những yêu cầu doanh nghịêp phải mở rộng cánh của cho giám đốc, điều quan trọng hơn là làm một giám đốc, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình phải nhớ dóng cánh cửa sau lưng lại ….
Đứng vậy, chúng ta càng phải đóng cánh cửa sau lưng lại, đối với những người muốn thành đạt mà nói, thì việc làm đó chính là đạo đức nghề nghiệp cần có. Vì đáng giá một người có phẩm chất ra sao, thành đạt thế nào, mà phải xem khi anh ta “đi lại” sẽ ra sao. Đây cũng là điều chúng ta thường nói đến.
Một khi bạn quyết định làm một nghề gì, hoặc bạn đang làm nghề gì, thì phải lập tức đam mê, không ngừng cổ vũ bản thân, bồi dưỡng bản thân, khống chế bản thân. Trong công tác phải có ý chí kiên định, không ngừng phấn đấu vươn lên, có như vậy chúng ta mới đi đến bến bờ thành đạt.
Trích trong cuốn sách: Thói quen quyết định thành bại

Theo Business