Tìm nút thắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Sáng 3/12, cuộc đối thoại thường niên lớn nhất giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đã diễn ra tại Hà Nội. Diễn ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, Diễn đàn Doanh nghiệp lần này có chủ đề “Khôi phục sự năng động của nền kinh tế”, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh.

Quan ngại về môi trường kinh doanh

Diễn đàn là kênh đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam và cộng đồng nhà tài trợ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Diễn đàn doanh nghiệp năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tếvẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự bất ổn của kinh tế vĩ mô những năm gần đây, sự suy giảm kinh tế năm 2012, sự kém cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh đã khiến lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư và Việt Nam giảm sút. Chỉ số môi trường kinh doanh do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) thực hiện vào tháng 10/2012 cho thấy, niềm tin và nhận định về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục giảm sút, chỉ số đánh giá giảm xuống mức kỷ lục, chỉ còn 45 điểm.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết: kết quảđiều tra 8.200 DN dân doanh và hơn 1.500 DN đầu tưnước ngoài cho thấy rõ cảm nhận rất khó khăn, đầy áp lực đối với cộng đồng DN; mức độlạc quan của DN đãgiảm xuống mức thấp nhất kểtừnăm 2005 đến nay. Kết quảđiều tra của các năm trước đều cho thấy sựlạc quan vềtriển vọng kinh doanh luôn chiếm trên 70%, đãgiảm xuống 47% trong năm 2011 và nay chỉcòn 33%. Tính chung 2 năm 2011 và 2012, cảnước có khoảng 100 ngàn DN buộc phải rút khỏi thịtrường qua các hình thức giải thể, phá sản, ngừng hoạt động…, bằng 50% tổng sốDN rút khỏi thịtrường của cả20 năm qua.
Đặc biệt, diễn đàn năm nay lần đầu tiên xuất hiện nhóm công nghiệp ô tô và xe máy. Sự có mặt của nhóm công tác này xuất phát từ những áp lực vô cùng khó khăn mà ngành này đang phải đối mặt: những con số sụt giảm về tiêu thụ đang ảnh hưởng trực tiếp tới đóng góp ngân sách của ngành công nghiệp này. Ông Alain Cany- đồng Chủ tịch Liên minh VBF- cho biết: ngành ô tô xe máy của Việt Nam đã sụt giảm từ năm 2011 và tiếp tục sụt giảm 30% doanh thu trong năm 2012. Vì vậy nếu không có hành động gì thì khi thị trường được mở cửa, hoàn toàn theo cam kết vào năm 2018 thì ngành ô tô, xe máy sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn.
Tuy nhiên, những khuyến nghị của cộng đồng DN về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách thuế, hải quan, cơ sở hạ tầng, lao động, các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước… trong những năm qua vẫn chậm được khắc phục.

Phục hồi niềm tin cho doanh nghiệp
Khó khăn đang khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam thua lỗ, phải dừng sản xuất, đóng cửa đã không còn dừng lại ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp lớn, thậm chí là cả các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ lớn. Việc thực thi các chính sách nhằm khôi phục lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã trở nên bức thiết. Tại Diễn đàn lần này, cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra những gợi ý giải pháp trực tiếp cho Chính phủ, tập trung vào tái cơ cấu để ổn định kinh tế lâu dài, thay vì phải “ứng biến” với những giải pháp ngắn hạn của chính sách tài khóa hay tiền tệ.
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước, cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô một cách sâu sắc, để giúp doanh nghiệp thoát ra khỏi khó khăn. Theo ông Lộc, việcgiữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, theo hướng kinh tế thị trường; đẩy mạnh cải cách khu vực DNNN chính là trụ cột tạo niềm tin cho các doanh nghiệp; đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, quyết tâm về cải cách khu vực này càng phải đặc đẩy mạnh. Để giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay, cần khẩn trương giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho, giảm giãn thuế… Tuy nhiên, các giải pháp này phải nhắm vào những doanh nghiệp tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn tạm thời chứ không phải dàn trải cứu tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao được nội lực, năng lực cạnh tranh để có thể kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện các Hiệp hội bày tỏ mong muốn Chính phủ có giải pháp cụ thể để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, với sự cho phép giảm, giãn, hoãn các loại thuế và phí để từ đó có thể giảm chi phí đầu vào. Các cơ quan chức năng nên giữ ổn định chính sách, tránh thay đổi đột ngột kết hợp với giãn lịch trình tăng giá một số mặt hàng quan trọng đối với sản xuất; tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay và được vay vốn với lãi suất hợp lý…

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục đồng hành cùng DN, sẵn sàng đối thoại và ghi nhận để đáp ứng nhu cầu của DN, hỗ trợ DN một cách thiết thực. Chính phủ sẽ ch ỉđạo và kiên quyết đẩy nhanh tốc độ cải cách DN nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng kết hợp xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các thị trường, kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ sẽ khuyến khích mô hình hợp tác công-tư trong đầu tư để khơi dậy các nguồn lực, nhất là nguồn vốn của khu vực tư nhân bên cạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Lê Kim Liên