Nếu đặt bạn vào vị trí của một nhà tuyển dụng nam, cầm trên tay lá thư xin việc với lời chào “Kính gửi cô” (Dear Miss…), phản ứng của bạn thế nào? Chắc chắn là không mấy cảm tình rồi. Sau đây là vài lời khuyên để bạn trình bày lời chào của mình cho hợp lý.
1. Nếu bạn không biết chắc chắn tên và giới tính của người bạn muốn gởi thư xin việc thì tốt hơn hết nên để chung chung là Dear Hiring Manager – “Kính gởi ban quản lý nhân sự”. Không được để Dear Sir or Madam – “Kính gởi ông hoặc bà”.
2. Nếu bạn biết chắc chắn học vị của họ thì sử dụng lời chào cùng học vị, ví dụ Dr – “Tiến sĩ”.
Nếu bạn biết tên, hãy ghi cả tên một cách trịnh trọng. Kính gởi Tiến sĩ Smith – “Dear Dr. Smith”
3. Nếu bạn biết chắc chắn đó là phụ nữ, nhưng không biết cô ta có bằng học vị gì hay không, thì sử dụng lời chào là “Ms”. Hoặc cả tên: Kính gửi cô Jones – “Dear Ms. Jones”.
4. Không sử dụng quá nhiều Miss (người phụ nữ chưa lập gia đình) hay Mrs (người phụ nữ đã lập gia đình). Nếu bạn không biết họ có gia đình hay chưa thì nên dùng Ms (chỉ người phụ nữ có hoặc chưa có chồng).
5. Nếu bạn biết chắc đó là nam, nhưng bạn không biết họ có học vị gì hay không, thì nên sử dụng lời chào Mr “Ngài”. Kính gửi Ngài Jones – “Dear Mr. Jones”.
6. Nếu bạn không biết họ là nam hay nữ, thì sử dụng cả tên và họ của người ấy. Kính gửi Pat Jones – “Dear Pat Jones”.
Vì sao? Vì người đàn ông cũng có thể được đặt những cái tên hơi nữ tính như là Lynn, Tracy, hay Marion còn người phụ nữ cũng có thể được đặt những cái tên hơi nam tính như Devon, Jamie hay Morgan. Khi bạn còn mơ hồ thì tốt hơn nên dùng cả tên và họ của họ.
Nếu bạn sử dụng đúng tên, giới tính, địa vị của nhà tuyển dụng trong thư xin việc, thế thì còn gì tuyệt hơn. Điều đó chứng tỏ bạn am hiểu và quan tâm đến họ cũng như vị trí bạn ứng tuyển. Đó là một khởi đầu tốt đẹp hứa hẹn cho cuộc gọi phỏng vấn trực tiếp.
Theo HRvietnam