Bạn đã sẵn sàng nhảy việc chưa?

Đứng trước quyết định thay đổi công việc, mọi người thường cảm thấy bất an, lo lắng không biết quyết định này có đúng đắn và mang lại những gì bạn mong đợi không. 8 lời khuyên sau đây sẽ giúp việc chuyển tiếp công việc của bạn “êm ái” hơn.

1. Biết mình muốn gì
Phân tích những kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực mà bạn có. Hình ảnh bên ngoài nào là tốt nhất của bạn? Bạn cần gì cho cuộc sống cá nhân và công việc? Những kỹ năng nào bạn đã được đào tạo? Hãy ghi ra giấy những điểm mạnh, kể cả điểm yếu của bạn và cả những trách nhiệm nào mà bạn phải gánh vác.
2. Chuẩn bị kỹ cho một tương lai
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu bạn thay đổi nghề nghiệp chỉ nhằm thỏa mãn mục đích tiền bạc thì sẽ khó tìm được công việc mới thật ưng ý. Hãy suy nghĩ là bạn đang đầu tư cho một công việc mới. Hãy cho rằng chuyện lương bổng là tạm thời. Bạn sẽ cảm thấy mình hạnh phúc hơn trong công việc cũng như hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Như vậy, bạn đã thành công!
3. Tìm hiểu lĩnh vực bạn yêu thích
Hãy đọc những bài báo và những tạp chí có viết về công ty, hoặc lĩnh vực công việc mà bạn đang muốn dấn thân. Hãy chỉ ra rằng bạn có thể góp mình bao nhiêu cho việc bạn yêu thích!
4. Lắng nghe các ý kiến của người đi trước
Hãy nói chuyện với ai đó am hiểu lĩnh vực trong tương lai mà bạn muốn hướng đến. Bạn có thể đề nghị họ chỉ ra những bí quyết đã giúp họ thành công. Tham khảo ý kiến của những chuyên gia trong công việc bạn đang muốn làm sẽ giúp bạn trang bị thêm nhiều kỹ năng hữu ích.
5. “Làm quen” với người chủ tương lai của bạn
Đây không phải là cách làm quen theo “cửa sau”. Bạn hãy thể hiện sự nhiệt tình và năng lực của mình. Nếu như công ty đó chưa mở cánh cửa cho bạn, nhưng bạn đã để lại ấn tượng tốt cho những người quản lý nhân sự, họ sẽ nhớ đến bạn và biết đâu có thêm những cơ hội mới…
6. Tình nguyện làm một công việc tạm thời trong khi chờ đợi
Không ai dễ dàng có được điều mình muốn. Nếu được yêu cầu làm một công việc phụ nào đó, bạn hãy kiên nhẫn làm việc. Sự tận tụy sẽ giúp bạn làm được vị trí công việc mà bạn muốn trong tương lai.
7. Tự nhận thức về mình
Nền tảng giáo dục nào bạn được đào tạo? Khả năng của bạn đến đâu? Với những kỹ năng mà bạn có, bạn hãy tự hỏi là mình có thể sử dụng như thế nào? Bạn có cần học thêm nữa không? Bạn có muốn điều đó không?
8. Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo yêu cầu
Bạn hãy chắc rằng bạn hiểu những điều mà nhà tuyển dụng cần ở bạn và thể hiện điều ấy rõ ràng trong bản sơ yếu lý lịch của bạn. Một điều lưu ý rằng, không phải vì bạn không có bất kỳ kinh nghiệm nào trong công việc bạn muốn làm ở tương lai, sẽ kéo theo việc bạn không có những kỹ năng đủ “tiêu chuẩn”. Hãy chứng minh một hình ảnh hiện tại của bạn để cho những người sếp mới của bạn tin tưởng vào bạn trong tương lai.

Theo Tuổi Trẻ