Với Trần Bảo Minh, làm marketing, điều quan trọng nhất là phải chứng minh được có sự biến chuyển về lợi nhuận. Trần Bảo Minh thậm chí không chấp nhận khái niệm lỗ tạm thời. Những chiến dịch marketing của ông đã ghi lại, túi bên này ông vừa bỏ ra khoản tiền lớn đầu tư cho marketing ngay lập tức túi bên kia ông đã thu về lợi nhuận.
Mới đây, trả lời chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong ngành marketing và là cha đẻ của thương hiệu Mì Gấu đỏ – thừa nhận đã chia tay Asia Foods từ cuối tháng 8/2012. Dù từ chối bình luận lý do ra đi, ông Minh cho biết sẽ vẫn gắn bó với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhưng ở một nơi khác.
Sau nhiều đồn đoán, trao đổi với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vào sáng 12/10, ông Nguyễn Tuấn Khải – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần quốc tế (IDP), chủ quản của thương hiệu sữa Ba Vì đã xác nhận: Ông Trần Bảo Minh đã quyết định đầu quân về đơn vị này.
Làm maketting quan trọng nhất là lợi nhuận
Cũng như nhiều lần ra đi trước, sự ra đi lần này của “phù thủy maketting” Trần Bảo Minh khỏi Asia Food vẫn đang khiến dư luận đặt ra những câu hỏi : Tại sao? ngoại trừ nguyên nhân Trần Bảo Minh “xài tiền” quá nhiều thì trong giới marketing cũng đồn đoán rằng, cái mà ông Minh chưa làm được như kỳ vọng của doanh nghiệp đó là xây dựng thương hiệu Asia Food thay vì chỉ nhãn hiệu Mì Gấu đỏ; như cái cách người tiêu dùng vẫn biết đến Acecook khi cầm trên tay gói mì Hảo Hảo hay Masan khi dùng mì Omachi…
Lời đồn đoán thì có nhiều, việc đúng sai trong câu chuyện này thế nào có lẽ chỉ có chính người trong cuộc là Trần Bảo Minh mới hiểu được rõ.
Thực tế, qua những gì đã thực hiện tại các công ty mà chính “phù thủy maketting” Trần Bảo Minh đã chỉ rõ, quan điểm xuyên suốt của ông trong việc làm maketting, quan trọng nhất là phải chứng minh được sự biến chuyển về lợi nhuận.
“Phù thủy maketting” Trần Bảo Minh thậm chí còn không chấp nhận khái niệm lỗ tạm thời. Những chiến dịch marketing của ông đã ghi lại, túi bên này ông vừa bỏ ra khoản tiền lớn đầu tư cho marketing ngay lập tức túi bên kia ông đã thu về lợi nhuận.
Còn nhớ, thời kỳ trước khi Trần Bảo Minh về ‘đầu quân’ cho Vinamilk, lúc đó kế hoạch marketing khoảng trên 100 tỷ nhưng với vài thương hiệu chủ lực thì đây cũng chỉ như ‘muối bỏ bể’, không thể đánh được ai cả.
Nhưng khi Trần Bảo Minh về làm cho Vinamilk thì ngay lập tức kế hoạch maketting đã được nâng lên hơn 400 tỷ đồng, tức là gấp đến 4 lần, và ngay lập lực lợi nhuận cũng tăng theo.
Và sau này ở TH Milk cũng vậy, ông cũng đã có công rất lớn khi đưa thương hiệu này lên hàng top ở Việt Nam cùng với khoản doanh thu tăng mạnh.
Với Asia Foods, ông Minh từng cho biết dành 150 tỷ đồng để làm marketing cho sản phẩm mì ăn liền, trong khi mức chi cho marketing những năm trước đó chỉ khoảng 30 tỷ đồng.
Tuy có những lời đồn đoán vê việc “xài tiền” quá nhiều ở Asia Foods này nhưng cũng không thể phủ nhận, chính chiến dịch maketting “Gắn kết yêu thương” của Trần Bảo Minh cũng đã góp phần quan trọng giúp làm bật và tăng doanh thu tới 30% cho Mỳ Gấu đỏ so với trước đó.
Đối nghịch giữa quan điểm và thực tế
Maketting quan trọng nhất là lợi nhuận, đó là điều mà Trần Bảo Minh đã nhấn mạnh và thực hiện với những thành công nhất định trong suốt thời gian qua.
Khi chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh điều quan trọng nhất để doanh nghiệp thay đổi lợi nhuận, chính Trần Bảo Minh đã nhấn mạnh: “Trước khi nói tới lợi nhuận, đặc biệt trong dài hạn, doanh nghiệp phải biết đạt mục tiêu “chất lượng và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng một cách tốt nhất” lên hàng đầu.
Và cũng chính ông Minh cũng đã đưa ra một vấn đề thực tế hiện nay: “Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong ngành thực phẩm nói riêng, thực chất làm ra những sản phẩm có chất lượng không thua kém, thậm chí là tốt hơn sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài và có yếu tố nước ngoài nhưng tại sao vẫn không cạnh tranh nổi với họ trên ngay chính sân nhà mình?
Câu trả lời là vì doanh nghiệp Việt Nam không có được những thông điệp truyền thông “đủ mạnh, đủ sức thuyết phục” người tiêu dùng về những “điều tốt hơn” cho sản phẩm và thương hiệu của mình.
Chưa kể nguồn lực tài chính có hạn không cho phép doanh nghiệp Việt Nam duy trì được một cường độ truyền thông đủ lớn và thường xuyên để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực tài chính đủ lớn và thường xuyên cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực tài chính dồi dào và kinh nghiệm làm maketting và thương hiệu rất bài bản”.
Trên thực tế với quan điểm này, Trần Bảo Minh đã có những đóng góp giúp cho Asia Foods trở thành là một tên tuổi trong ngành mì gói, theo thống kê của Euromonitor International dựa trên doanh số bán lẻ năm 2010, Acecook Việt Nam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia Foods đứng thứ 2 với 14,4%, tiếp theo là Vifon (12,2%), Masan Consumer (9,2%), Colusa Miliket (5,1%).
Tuy nhiên, trên thực tế, việc đứng ở vị trí thứ hai nhưng xét về toàn cục thì vị trí của Asia Foods khá chông chênh so với các đối thủ đứng sau. Bởi vì, về phân khúc thị trường giá thấp và trung bình, Asia Foods dù chiếm lĩnh thị phần nhất định và nắm giữ một số khu vực thị trường chủ chốt nhưng chưa tạo được sự nổi bật.
Và một điều cũng được nhắc nhiều trong thời gian qua, đó là quảng cáo mì Gấu đỏ – “đứa con cưng” của Trần Bảo Minh ngay từ khi ra đời đã gặp phải những phản ứng trái chiều của cộng đồng. Nhiều khách hàng cho rằng: Họ không ưa kiểu nhân danh từ thiện trong bán hàng của mì Gấu đỏ” với họ, tình thương và lòng trắc ẩn không thể là miếng đất màu mỡ để kinh doanh…
Trong khi mọi lời đồn đoán còn chưa ngã ngũ thì lại có thêm một câu hỏi đặt ra, liệu rằng, có phải chăng sự ra đi bất ngờ của Trần Bảo Minh ở đây, là do quan điểm và thực tế thực hiện hoàn toàn đối nghịch nhau? Câu trả lời này, chỉ chính người trong cuộc mới có thể giải thích rõ.
Và dù chúng tôi đã cố gắng liên lạc qua nhiều kênh khác nhau nhưng vẫn chưa nhận được những lời sẻ chia từ phía người trong cuộc Trần Bảo Minh…
Theo Duy Châu