Sự kiên nhẫn (nintai), thể diện (kao), trách nhiệm (giri), nghĩa vụ (on) – bốn yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ trong kinh doanh
Kao, giri và on liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ đạo hành động của người Nhật. Nintai là một yếu tố cực kỳ cần thiết, dùng để chỉ sự tỷ mỷ, cần cù, cẩn thận và có phương pháp tốt và đạt hiệu quả khi kinh doanh, thương lượng với người khác. Nếu thiếu sự kiên nhẫn (nintai) thì rất dễ bị mất thể diện (kao).
Kao là cái quý nhất với người Nhật, biểu hiện sự kính trọng và là nguồn gốc của sự tự trọng nên rất quan trọng, nên người Nhật không chỉ trích, xúc phạm người khác mà chỉ có thể góp ý riêng. Quan nịêm thể diện có quan hệ chặt với trách nhiệm (giri) và nghĩa vụ (on). Người Nhật quan niệm rằng ai cũng phải chịu ơn và có nghĩa vụ phải làm gì đó đối với người khác để trả ơn. Y thức đó chi phối mọi hành động của họ, với nhà kinh doanh, họ rất “chân thành biết ơn mọi cử chỉ tốt đẹp đến với họ, mọi chiếu cố tốt đẹp và điều đó thể hiện rõ trong thái độ và hành động”, họ sẽ có “ý thức rõ ràng là phải có nghĩa vụ đền đáp lại”… Nghĩa vụ trong lòng họ chỉ sự đền ơn, từ việc lớn đến việc nhỏ, chỉ “lòng trung thành”, “sự tử tế”, và là “gánh nặng, món nợ” mà lúc nào trả được thì phải trả… Còn ý thức trách nhiệm (giri) là đạo lý, là con đường đúng phải theo, là cách trả ơn. Trách nhiệm với mọi người và với bản thân, là trách nhiệm tự giác, trách nhiệm xã hội, nó thể hiện trong mọi lĩnh vực, mọi nơi chốn như sự tặng quà (ngoài dịp thông thường khi gặp mặt, người Nhật thường tặng rất nhiều quà cho nhau, cho cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng trong dịp lễ ‘Oseibo’ vào cuối năm và lễ ‘Chuugen’ trong tháng 7 để bày tỏ lòng biết ơn và giự mối quan hệ), sự chào đón và phục vụ khách hàng… và còn thể hiện ở lòng trung thành, sự tận tâm trong công ty… Nhờ tinh thần đó mà xã hội Nhật Bản có điều kiện ổn định và kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh… Đồng thời, ý thức trách nhiệm và lòng trung thành đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm và tâm lý người Nhật.
Quan niệm và mối quan hệ trong công ty :
Với người Nhật, thà làm việc cho một công ty có uy thế còn hơn giữ chức vụ quan trọng trong một tổ chức kém uy thế hơn, công ty là nơi họ làm việc suốt đời nên họ gắn bó với một công ty nhất định từ những ngày mới vào nghề và ở lại suốt đời với công ty. Mối quan hệ giữa con người với con người trong công ty Nhật Bản có những đặc trưng như gia đình và mọi người có tinh thần vì vận mệnh chúng “đồng hội đồng thuyền”. Công ty (kaisha) là một tổ chức sản xuất – kinh doanh, ở đó yếu tố con người là quyết định quan trọng nhất, trong đó con người và các mối quan hệ giữa họ tiêu biểu cho văn hoá kinh doanh của họ. Công ty Nhật Bản được quan niệm là một gia đình (ie) lớn, chủ tịch hội đồng như cha mẹ của cán bộ nhân viên, ông ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo cho cuộc sống của nhân viên và cả gia đình họ, phải nhân từ và họ theo tín điều kinh doanh: “Gánh vác toàn bộ trách nhiệm đối với người Nhật. Chịu trách nhiệm trước người làm công của mình. Để thực hiện hai nghĩa vụ trên, họ tìm cách đạt được thành công trên thương trường”. Có thể thấy tìm dộng cơ thu được lợi nhuận thuần tuý là không rõ ràng mà phần lớn động cơ khiến họ quyết định hành vi trong giao dịch,thương lượng…là ở những đắn đó khác như duy trì sự nhất trí, đoàn kết nội bộ, thị trường cho đến quốc gia… Còn nhân viên phải có một tình yêu hiếu đạo, có nghĩa vụ trung thành tôn kính và duy trì mối quan hệ đó với công ty. Lợi ích của nhân viên gắn chặt với lợi ích của công ty… Do vậy, trứơc khi đưa ra quyết định, người Nhật thường tính rất kỹ các lợi ích và quyết định theo tập thể.
Mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên cấp dưới theo hướng tạo ra bầu không khí đoàn kết như trong gia đình dựa trên nguyên tắc “wa” (sự hài hoà, hòa hợp) và theo hệ thống “oyabun – kobun”, “sempai – kohai”. Sự quyết định các vấn đề thường dựa trên ý kiến của nhiều người với cách hình thức thảo luận và quyết định như nemawashi, ringisho…
Oyabun là “cá nhân với quy chế oya (cha mẹ), kobun là cá nhân với quy chế ko (con cái)”. Vai trò của oya, tức là những người đứng đầuvà bảo vệ lợi ích cho công ty, người chủ của gia đình. Các thành viên còn lại là kobun đối xử với nhau như anh em một nhà và tuyệt đối kính trọng, tuân theo oyabun, vì mục đích tạo ra sự ổn định của liên hiệp và vì cuộc sống ấm no của từng thành viên. Sempai (tiền bối) là từ dùng chỉ những người lớn tuổi hơn và những người bước vào làm việc trong công ty, tổ chức trước những kohai (hậu bối) là những người vào sau. Sempai có nghĩa vụ và trách nhiệm dìu dắt, chỉ bảo, huấn luyện kohai như là người anh trong gia đình chỉ bảo em mình. Mối quan hệ oyabun-kobun và sempai-kohai thể hiện tinh thần đoàn kết, tôn ti trật tự, đồng thời tạo cho người Nhật tinh thần an tâm, tin tưởng vào những người cùng tổ chức.
Sự phụ thụôc của nhân viên vào công ty, coi công ty như là con tàu chở vận mệnh chung trong khi đương đầu với môi trường và cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành, khiến họ gắn bó với công ty, phân biệt rạnh ròi giữa uchi (trong nhà) và soto (bên ngoài) để bảo vê lợi ích và trung thành với công ty. Một đặc trưng nữa trong công ty Nhật Bản là sự quyết định theo tập thể bằng các hình thức như nemawashi và ringisho. Nemawashi theo nghĩa gốc là “quay quanh gốc”, là một quá trình công việc chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, bàn bạc với nhau, tham dò, thuyết phục, thảo luận, tranh thủ sự úng hộ từng cấp trước khi đưa ra một chủ trương nào đó. Ringisho là hình thức quyết định bằng cách chuyền một tờ giấy trình bày về một quyết định gì đó và chuyển đến các phòng ban xem xét, góp ý kiến trước khi đưa lên cấp trên xét duyệt, phòng ban nào đồng ý, đóng góp ý kiến thì đóng dấu (hanko), nếu đóng hanko ngựơc thì phòng ban đó yêu cầu xem xét lại quyết định và đề nghị ý kiến hay sửa chữa, còn không đóng dấu có nghĩa là phòng ban đó không chấp thuận. Ngoài ra, các công ty Nhật còn có một quá trình hành động khác tạm gọi là “văn hoá phường hội” khác nhau tuỳ mỗi công ty.
Những điều trên thể hiện ý thức tập thể quan trọng hơn cá nhân, tinh thần hoà hợp, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như ý thức phụ thuộc vào gia đình, tổ chức của người Nhật và tất cả điều đó cũng vì lợi ích quốc gia, dân tộc của họ.
Cách chào hỏi, xưng hô – Hệ thống cấp bậc trong công ty:
Ngay từ xa xưa người Nhật có tính tổ chức, kỷ cương rất chặt chẽ, tạo thành một xã hội quy củ, tôn ti trật tự (chitsujo) được coi trọng và có ý thức phục tùng tuyệt đối các cấp trên, sự tôn ti, phục tùng này thể hiện rất rõ cả trong ngôn ngữ, trong xưng hô, chào hỏi và giao tiếp trong hệ thống cấp bậc của người Nhật.
Trong xã hội Nhật Bản nói chung và trong công ty Nhật Bản nói riêng thì hệ thống phân chia cấp bậc, chức vụ, vị trí cực kỳ quan trọng. Xã hội Nhật Bản còn được miêu tả có nền văn hoá cấp bậc thường là theo hình kim tự tháp. Trong công ty mỗi người có một vị trí khác nhau, nhìn vào chức vụ ghi trên danh thiếp (meishi) của người Nhật là ta có thể hiểu ngay được chức vụ và công việc của người đó trong công ty. Chức vụ và vị trí của những người trong ban quản lý của người Nhật quan trọng nên người ta thường gọi chức vụ, vị trí thay cho tên họ của người ấy. Chẳng hạn như, trong công ty người Nhật, ông giám đốc có họ tên theo thứ tự của người Nhật là họ trước tên sau Tanaka (họ) Yasunori (tên), người Nhật không tực tiếp gọi họ tên của ông ta mà gọi là ông Giám đốc (Shachô) hoặc là Tanaka Shachô, chứ không gọi tên ông ta…
Ngôn ngữ Nhật Bản thể hiện rất rõ ràng hệ thống cấp bậc này, những người dưới luôn dùng cách nói kính ngữ (keigo) với người cấp trên mình (dù người đó nhỏ tuổi hơn mình), và dùng từ ngữ khiêm nhường khi nói về bản thân mình. Nếu nói không phù hợp, sẽ bị xem là thất lễ (shitsurei), đụng chạm rất lớn đến thể diện (kao) của người Nhật. Hệ thống cách nói kính ngữ và khiêm nhường và tính mơ hồ (aimaisa), giao tiếp theo cách tatemae (hình thức, đóng kịch, nói lấy lệ) – honne (nội dung thật lòng)…trong ngôn ngữ của người Nhật rất khó đối với người nước ngoài và ngay cả với người Nhật cũng cảm thấy lúng túng. Việc hiểu biết tiếng Nhật là chìa khoá để hiểu người Nhật và những cảm nghĩ, thái độ, ý nghĩa các lời nói của họ.
Cách cúi chào (ojigi) của họ cũng thể hiện rất rõ hệ thống cấp bậc trong văn hoá của họ – qua đó, ta phân biệt được chức vụ, vị trí của người Nhật – người Nhật cúi đầu thấp để chào người cấp trên, người lớn tuổi hơn mình; cúi ngang bằng với người khác nếu họ cùng chức vụ, địa vị như mình… Có thể nói văn hoá cấp bậc và sự phục tùng cấp trên, tạo ra sự trật tự “chitsujo” và sự thống nhất trong gia đình và tổ chức của họ. Nó cũng thể hiện mối quan hệ tiêu biểu trong công ty và xã hội Nhật. Nó đem lại sự ổn định cho tổ chức, sự nhất trí, đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, nhưng mặt nào đó có hạn chế bởi sự rắc rối, mơi hồ trong khi giao tiếp với người nước ngoài…
Theo saga