3 bài học lãnh đạo từ việc thoái vị của giáo hoàng

Giáo hoàng Benedict XVI sẽ từ bỏ vị trí của ngài vào tối muộn ngày mai. Gạt bỏ sang một bên vụ bê bối, bạn có thể học gì từ cách nhà thờ giải quyết việc ra đi của ngài?
Giáo hoàng Benedict XVI rời chiếc xe Popemobile tại quảng trường St Peter vào ngày 27 tháng 2 năm 2013 tại thành phố Vatican sau khi buổi ra mắt công chúng lần cuối. 
Khi Giáo hoàng Benedict XVI kết thúc tuần làm việc cuối cùng của ngài, bạn có thể ngạc nhiên với nhiều chi tiết kỳ quặc trong cuộc ra đi của Giáo hoàng: trang phục, trang sức và những đôi giày đỏ.
Nhưng nghi lễ công phu và lạ lùng đã gợi lên một câu hỏi phù hợp với bạn (ngay cả khi bạn không theo tín ngưỡng): Bạn sẽ giải quyết việc các nhân sự quan trọng ra đi như thế nào?
Khi còn điều hành các công ty phần mềm, tôi đã nhớ cảm giác lạnh xương sống mỗi khi có ai đó nói rằng anh ta có chuyện riêng muốn trao đổi với tôi. Điều đó thường có nghĩa là anh ta muốn rời đi. Bất cứ CEO nào cũng thấy khó mà coi đây là vấn đề cá nhân mặc dù vấn đề đó thường không mang tính cá nhân. Nhưng trước khi bạn nhượng bộ trước những việc có vẻ như không thể tránh được, hãy hỏi chính bản thân mình và các đồng nghiệp những câu hỏi quan trọng sau:

1. Liệu ra đi có phải là một câu trả lời?
Liệu chuyển sang một công ty khác có cần thiết cho việc phát triển nghề nghiệp của một cá nhân không? Liệu có các cơ hội và nhu cầu khác trong công ty có thể giúp cá nhân đó vươn lên? Nhiều người tin rằng họ phải ra đi để phát triển- nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hãy xem lại các giả định ngay từ bây giờ trước khi quá muộn. 
2. Không phải là anh mà là tôi
Có không những vấn đề trong công ty đang đẩy các nhân tài ra đi? Nếu có thì dù có đau thương đến đâu, bạn sẽ cần phải nhận ra chúng càng sớm càng tốt. Đôi khi vấn đề lại nằm ở những người khác, đôi khi vấn đề nằm ở chính bạn. Giờ là lúc phải tìm ra vấn đề đó. Lợi ích lớn nhất của việc nhân viên ra đi đó là chúng cho bạn biết những sự thật trần trụi.
3. Sau khi đã giải quyết 
Nên thoát ra nhanh hay chậm? Không có bất cứ qui tắc vàng nào ở đây và có nhiều cách để mọi người ra đi. Hãy cố hết sức để giai đoạn này có lợi và tích cực đối với tất cả mọi người dù bạn cảm thấy bất bình hay thất vọng đến thế nào chăng nữa.
Tôi sẽ không bao giờ quên sự kiện một trong những nhân viên trẻ của tôi rời đi để tìm kiếm sự phát triển nghề nghiệp. Tôi đã không thấy tham vọng của anh ấy. Nhưng tôi nhớ mình đã tỉnh dậy giữa đêm và thấy sốc vì anh ta đã không cân nhắc các lựa chọn khác trong công ty mà anh có thể có trong công ty. Sáng hôm sau, tôi hỏi anh ta về vấn đề đó và anh ta thừa nhận anh chưa từng nghĩ tới những lựa chọn đó. Trong suốt tuần tiếp theo, anh ấy và tôi đã xác định lại vị trí của anh ta để anh ta cảm thấy mình có nhiều thẩm quyền hơn và học hỏi được nhiều hơn, và anh ta đã xin một số lời khuyên về lĩnh vực tài chính. Kết quả thực tế là anh ta đã ở lại, làm một công việc thành công rực rỡ và sau vài năm đã có thể mua được nhà.
Tất nhiên không phải lúc nào cách này cũng có tác dụng. Mọi người cần phải tiến lên và bạn thường muốn họ làm như vậy để tạo các cơ hội tuyển dụng cho những người mới và cho các ứng viên nội bộ. Nhưng khi bạn làm ngay việc đó sẽ có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của người ra đi. Hãy dành thời gian để xi măng khô đã.
Điều cuối cùng cần cân nhắc là: giống như Giáo hoàng sẽ vẫn ở lại Vatican, mọi người thường vẫn giữ quan hệ bạn bè với một số đồng nghiệp cũ. Đừng bao giờ nghĩ rằng khi ai đó ra đi, ảnh hưởng của anh ta cũng đi theo. Các nhân viên có đặc thù là trung thành với nhau hơn là với một công ty- thêm một lý do nữa để bạn làm cho mọi cuộc ra đi (dù có phức tạp đến đâu) trở nên càng tích cực càng tốt trong khả năng của bạn.

Theo .doanhnhan360.com