Thị trường bất động sản: dưới góc nhìn chuyên gia

Theo đề xuất của Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ mới đây, tất cả các đối tượng được cấp visa vào Việt Nam từ 3 tháng trở lên được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Thị trường bất động sản: Góc nhìn chuyên gia (1)Đề xuất của Bộ Xây dựng nếu được Chính phủ thông qua sẽ giải quyết được nhu cầu nhà ở của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; Mặt khác, huy động được nguồn tài chính từ nước ngoài, gián tiếp tạo điều kiện cho môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao tính thanh khoản cho thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, đề xuất này có khá nhiều điểm tích cực. Chẳng hạn, thực tế khá nhiều người bạn, đối tác của tôi là người Hàn Quốc, Nhật Bản… làm việc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh rất quan tâm về vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đã đánh giá rất cao “sáng kiến” của Bộ Xây dựng. Ngoài ra, đây cũng sẽ là động lực làm tăng tính thanh khoản cho phân khúc trung và cao cấp trên thị trường.
Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Xây dựng sớm có quyết định và cụ thể hóa thời điểm thực hiện chính sách này để các cá nhân, tổ chức nước ngoài biết rõ và có kế hoạch đầu tư, mua nhà.
Mặt khác, Bộ Xây dựng cũng cần làm rõ các vướng mắc sau: Thời hạn sở hữu, có gia hạn hay không? Quan điểm của Bộ Xây dựng khi cá nhân, tổ chức người nước ngoài mua, bán chuyển nhượng, thừa kế…

Nên “nới rộng” với đối tượng Việt kiều
Tôi rất đồng tình với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc nới lỏng đối tượng và điều kiện mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người nước ngoài.
Bởi lẽ, chính sách này sẽ phần giúp nào cải thiện tính thanh khoản cho thị trường trong bối cảnh bất động sản (BĐS) trầm lắng như hiện nay.
Để thu hút lượng lớn kiều hối từ nước ngoài đổ vào thị trường BĐS Việt Nam thì Nhà nước nên “mở cửa” chính sách ưu tiên cho các Việt kiều muốn hồi hương về nước làm ăn, sinh sống. Theo tôi được biết, đến hết quý II/2013, cả nước mới chỉ có 126 tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương…
Ngoài ra cũng cần nhìn nhận tổng thể thị trường BĐS Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới. Do đó, việc ban hành các văn bản chính sách sát với thực tiễn là điều hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường.

“Không phải là giải pháp cứu BĐS”

Tôi đồng tình với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc mở rộng đối tượng và điều kiện để người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ cần nghiên cứu kỹ cái được và cái mất khi triển khai chính sách này trong bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng như hiện nay, sau đó đưa ra các quyết sách cụ thể.

Những đề xuất của Bộ Xây dựng bước đầu tạo ra độ tin cậy và sự hấp dẫn cho các đối tượng người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam chưa có nhà ở; đồng thời tạo tính thanh khoản cho thị trường nhưng không phải là giải pháp cứu BĐS. Theo tôi, chỉ nên nới rộng đối tượng đến một phạm vi kiểm soát được, chứ không thể mở rộng “cửa” đến mức ai cũng mua được. Nên có những quy định, điều kiện nhất định.
Để thực hiện tốt được chính sách này thì vấn đề phải xuất phát từ cấp cơ sở thực thi, tránh tình trạng cho phép người nước ngoài mua nhưng lại đưa ra nhiều thủ tục khắt khe khiến họ không thể tiếp cận được.

Tín hiệu tích cực
Đây là một tín hiệu rất tích cực và nếu chính sách này được thông qua sẽ giúp “loại bỏ một vài những rào cản đối với người nước ngoài và công ty nước ngoài mua BĐS tại Việt Nam”. Các chính sách nới lỏng việc sở hữu BĐS cho người nước ngoài như việc mở rộng quyền sử dụng lên đến 70 năm và được phép cho thuê, sẽ tạo ra phân khúc thị trường mới.
Tuy nhiên, không nên coi đây là giải pháp có thể cải thiện nhanh chóng và dễ dàng tình hình khó khăn hiện tại của thị trường BĐS. Điều mà người nước ngoài quan tâm hiện nay là thị trường BĐS tại Việt Nam có vận hành đầy đủ và chấp nhận các thành phần tham gia được bình đẳng, được bảo vệ hay không.
Ngoài ra, để người nước ngoài dễ dàng mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cần tháo gỡ một số hạn chế như: cấm chuyển nhượng và bán nhà ở trong vòng 12 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp nhất; không được cho bên thứ ba thuê và không được sử dụng nhà ở làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác. Các DN nước ngoài cũng không được cho thuê căn hộ, thậm chí trong thời gian căn hộ bị bỏ trống do nhân viên nước ngoài của họ không ở Việt Nam…
Cùng với đó, nên cân nhắc xem người nước ngoài là nhóm đối tượng mở rộng hợp lý của một thị trường đã phát triển, chứ không hẳn là một biện pháp “chữa cháy” khi thị trường gặp khó khăn.

Theo Tạp chí Tài chính