Tại sao tiếp thị phải học ngôn ngữ tài chính

Năm 1992, trong cuốn sách Đàn ông sao Hỏa, phụ nữ sao Kim, tác giả John Gray cho rằng, đàn ông và đàn bà có tâm lý cơ bản khác nhau, dẫn đến những hiểu lầm trong giao tiếp và phá hoại các mối quan hệ đôi bên. 
(Ảnh minh họa)
Năm 1992, trong cuốn sách Đàn ông sao Hỏa, phụ nữ sao Kim, tác giả John Gray cho rằng, đàn ông và đàn bà có tâm lý cơ bản khác nhau, dẫn đến những hiểu lầm trong giao tiếp và phá hoại các mối quan hệ đôi bên.

Chuyên gia tiếp thị và các đồng nghiệp hoặc đối tác không thuộc lĩnh vực marketing (nonmarketing), đặc biệt là những người trong lĩnh vực tài chính, cũng gặp những vấn đề tương tự.
Các nhà tiếp thị thất vọng khi ngân sách và chiến lược của họ bị cắt giảm, ảnh hưởng đến bán hàng và xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, giám đốc điều hành nonmarketing lo lắng về các khoản đầu tư cho tiếp thị như một thứ “nghệ thuật đen tối” không thể đo lường và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
1. Lợi thế song ngữ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các công ty hoạt động hiệu quả nhất khi có một giám đốc điều hành hiểu biết cơ bản về tiếp thị. Vị quản lý này hiểu thị trường, đầu tư cho tiếp thị và sẽ dịch các yêu cầu tiếp thị sang ngôn ngữ yêu cầu tài chính cho các cổ đông, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư…
Khi giám đốc điều hành là cầu nối có hiệu quả giữa Marketing, Tài chính và Điều hành, thì công ty có môi trường giao tiếp “song ngữ”. Ít nhất, những người trong tổ chức sẽ hiểu biết ngôn ngữ, sự ưu tiên và bối cảnh văn hóa đóng góp cho sự thành công của công ty từ sự khác biệt của họ.
Những lợi thế của các nhà lãnh đạo nắm được ngôn ngữ chung giữa marketing và tài chính là rất lớn. Họ có nhiều tầm nhìn chung liên quan đến chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu và các khoản đầu tư cần thiết.
Thật không may, hầu hết các công ty không phải là “song ngữ”. Trong thực tế, các giám đốc điều hành và giám đốc điều hành nonmarketing có thể thấy ít có giá trị trong việc tìm hiểu ngôn ngữ tiếp thị.
Trong những trường hợp này, các nhà tiếp thị buộc phải trở thành “người phiên dịch”. Họ phải học cách giải thích các dữ liệu để trình bày và đặt câu hỏi về thị trường và chiến lược tài chính của công ty.

2. Tài chính là ngôn ngữ phổ quát
83% các nhà tiếp thị cho biết, đo lường lợi nhuận từ các khoản đầu tư tiếp thị là rất quan trọng và đó là một trong bốn lo lắng hàng đầu trong mọi chiến lược của họ. Thực tế, tiếp thị có thể đo lường được về mặt tài chính. Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia nonmarketing đều tin điều đó.
Vì vậy, các chuyên gia tiếp thị phải thành thạo các khái niệm tài chính để thuyết phục ngay cả những người hoài nghi nhất. Làm như vậy đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ tài chính và hệ thống thông tin sử dụng để theo dõi kết quả so với kỳ vọng.
3. Ngôn ngữ chung sẽ có mục tiêu
Tiếp thị đòi hỏi chuyên môn và hiểu biết, cũng như sự tập trung kiên định vào các mục tiêu. Thật không may, tiếp thị thường xuyên chịu “sự phá hoại” của các nhà quản lý nonmarketing.
Chẳng hạn, khó khăn kinh tế khiến nhóm điều hành này cắt giảm ngay kinh phí tiếp thị, khiến đội ngũ bán hàng không thực hiện được các chương trình khuyến mãi, các chương trình xây dựng thương hiệu hoặc sự hài lòng của khách hàng.
Vì vậy, nếu các nhà tiếp thị “dịch” tốt ngôn ngữ tiếp thị vào điều kiện tài chính, nối kết tầm quan trọng của thực hiện nhất quán và duy trì tập trung vào kết quả tài chính, giám đốc điều hành nonmarketing của công ty có nhiều khả năng giúp đảm bảo rằng tất cả mọi người trong công ty nhìn cùng một hướng.

Theo MarketingProf