Bí quyết vượt qua vòng thử việc

Khoảng thời gian thử việc cho một nhân viên mới luôn là thời điểm hết sức quan trọng và khó khăn đối với các bạn, đây được xem như là của ải cuối cùng quyết định bạn có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty hay không. Làm thế nào để có thể vượt qua vòng thử việc một cách dễ dàng và ấn tượng nhất? Hãy bắt đầu với những bước sau đây:

Ảnh minh họa


Tìm hiểu kỹ về môi trường làm việc mới
Đến với một môi trường hoàn toàn mới, điều đầu tiên bạn cần phải nắm rõ đó là nếp sống và văn hóa của công ty. Bạn có thể yêu cầu phòng nhân sự cho bạn bảng mô tả các điều luật, quy định cụ thể và bảng biểu thời gian sinh hoạt dành cho nhân viên của công ty. Điều này sẽ giúp bạn trở nên dễ dàng hơn trong hòa nhập với môi trường mới.
Có thể bạn đã một người đầy kinh nghiệm trong vị trí chuyên môn của mình ở công ty cũ. Nhưng mỗi công ty thường có cơ chế và quy trình khác nhau trong công việc chính vì vậy ngay trong những ngày làm việc đầu tiên bạn phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến trách nhiệm và công việc mà mình sẽ đảm nhiệm: những ai đã là người đảm nhiệm công việc này trước bạn, các đầu mối mà bạn thường xuyên phải liên hệ trong công việc, quy trình làm việc, đối tác vv… điều này sẽ giúp bạn dễ dàng sắp xếp và chủ động hơn trong công việc

Giao tiếp với đồng nghiệp
Đồng nghiệp là những người bước đầu sẽ hỗ trợ bạn tiếp cận với công việc mới. Không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn có được những đồng nghiệp thân thiện và sẳn sàng giúp đỡ bạn khi cần thiết. Nên nhớ rằng bạn là ngưới mới và nếu không khéo cư xử bạn có thể trở thành một kẻ hoàn toàn lạc lỏng trong tập thể của phòng.
Hãy chủ động làm quen và tỏ ra thân thiện với tất cả các thành viên trong phòng và các bộ phận có liên quan. Hãy là một gười mới dễ thương và tạo được ấn tượng đẹp trong mắt mọi người. Điều này không chỉ giúp bạn có thễ dẽ dàng hơn trong việc được chia sẽ các thông tin cần thiết liên quan đến công việc mà còn có được nhận xét tốt của đồng nghiệp trong bài thu hoạch hết hạn thử việc của mình. Đây cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng để cấp trên đánh giá khả năng làm việc tập thể và kỹ năng giao tiếp của bạn.

Tìm cho mình một người cố vấn tốt
Đó chính là người sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích trong công việc, là người mà bạn có thể tham khảo ý kiến trước khi bắt tay vào thực hiện công việc của mình
Hãy cố gắng nhận biết người mà bạn cần ngay trong tuần làm việc đầu tiên. Nên lưu ý rằng đó phải là người có ảnh hưởng nhất định, là người xuất sắc và am hiểu tường tận các công việc của công ty. Bắt đầu tiếp cận bằng cách thân thiện, thỉnh thoảng hỏi xin lời khuyên từ người đó, và dần dần xây dựng mối quan hệ.

Tìm hiểu kỹ về sếp
Hãy luôn nhớ rằng một bản kế hoạch hay dự án của bạn có được phê duyệt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chữ ký của sếp bạn. Chính vì vậy ngay từ đầu hãy tìm hiểu rõ cách thức làm việc cũng như tính cách các sếp của mình và hành động phù hợp với yêu cầu, sở thích của họ. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dáng nắm bắt được ý tưởng của sếp và triển khai các kế hoạch theo đúng hướng hơn.

Thể hiện năng lực của bản thân
Bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn với một bản CV hoành tráng, và bây giờ điều bạn phải làm là hãy thể hiện năng lực của chính mình. Hai tháng đầu trong thời gian thử việc chính là thời điểm bạn cần nỗ lực nhất để cho các sếp thấy rằng bạn có thể làm được những gì và quyết định bạn có trở thành nhân viên chính thức của công ty hay không.
– Hãy hoàn tất thật nhanh gọn và hoàn hảo các công việc được giao
– Lập bảng báo cáo các công việc đã làm và kế hoạch công việc mới vào mỗi cuối tuần
– Chủ động làm việc với sếp trực tiếp để được giao nhận các công việc mới
– Mạnh dạn trình bày những ý tưởng sáng tạo của bạn. có thể ý tưởng của bạn lúc này chưa phù hợp với … nhưng điều đó sẽ cho sếp của bạn thấy rắng bạn là người có sáng kiến và biết tìm tòi sáng tạo trong công việc, riêng điểm này đã giúp bạn gây được sự chú ý từ sếp và tạo ấn tượng với các đồng nghiệp.

Thái độ làm việc
Luôn luôn duy trì một thái độ chuyên nghiệp như: một nhân viên chăm chỉ, năng nổ, biết học hỏi và hòa đồng.
Nên đến sớm hơn và ra về muộn hơn một chút so với các đồng nghiệp của mình.
Thể hiện niềm yêu thích và đam mê của bạn đối với công việc, hãy làm việc với tất cả hăng say và hạnh phúc khi được tham gia công việc mình đang thực hiện.

Đánh giá và ra quyết định
Không chỉ là khoảng thời gian thử nghiệm dành cho nhà tuyển dụng, trong hai tháng đầu thử việc, bạn sẽ phải tự đánh giá về môi trường làm viêc hiện tại của mình. Công việc có phù hợp với khà năng và trình độ của bạn hay không? môi trường làm việc có đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của bạn? khả năng phát triển và thăng tiến ở vị trí bạn đang đảm nhiệm? từ đó bạn sẽ ra quyết định có nên tiếp quản công việc này hay không? Hãy cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định để có thể đảm bảo cho mình một sự lựa chọn sáng suốt nhất.