Làm gì để có cơ hội thăng tiến?

Không phải cứ làm việc rồi sớm hay muộn cũng sẽ được thăng tiến lên một chức vụ cao cấp hơn. Không ít nhà quản lý đã nhảy hết công ty này sang công ty khác mà vẫn cứ mãi là một quản lý trung cấp.

Ảnh minh họa

Đó là quy luật, chỉ có những người thể hiện được bản thân mới có cơ hội thăng tiến.
Một phần trong những lý do khiến cho một cấp quản lý phải sa lầy ở vùng quản lý trung cấp này là do chính thái độ làm việc, sống của người đó chứ không hẳn chỉ do khả năng quản lý. Dưới đây là năm cách sẽ giúp chúng ta vượt thoát hay tránh không sa vào những vùng lầy tương tự:
Luôn nằm trong vùng được thông tin:
Càng nắm vững được lý do vì sao mình được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại, bạn càng dễ tìm ra những con đường thăng tiến của mình. Hiểu rõ vì sao mình được chọn cho vị trí công việc hiện tại, bạn sẽ dễ dàng hoàn tất nhiệm vụ của mình tốt hơn. Nỗ lực tìm hiểu và nếu cần thì hỏi trực tiếp những người có quyền hạn để nắm rõ chức trách hiện tại của mình.
Khi truyền đạt cho nhân viên thuộc quyền quản lý của mình, bạn phải có sẵn những câu trả lời cho những thắc mắc có thể được nêu lên. Luôn nắm vứng thông tin cũng là một phương cách để bảo dưỡng động lực làm việc của mình.
Chứng tỏ một thái độ làm việc chuyên nghiệp:
Nhiều lúc, một cấp quản lý bị sa lầy ở vị trí công việc của mình chỉ vì người này không có được một phong thái làm việc chuyên nghiệp. Ví dụ như khi bạn được giao trách nhiệm sa thải một nhân viên. Sa thải một ai đó không bao giờ là một việc làm thích thú nhưng đó là một công việc phải làm của một cấp quản lý, chính thái độ của bạn khi thông báo lệnh sa thải sẽ tạo thành một ấn tượng trong con mắt của mọi người chung quanh, từ nhân viên cho đến các cấp trên trực tiếp của bạn.
Tạo ấn tượng đối với các cấp quản lý cao hơn:
Tạo ấn tượng bằng chính những thành quả công việc của mình, không có ấn tượng nào mạnh cho bằng những con số biết nói hay lời khen từ khách hàng. Đừng lặng lẽ thi hành công việc được giao, hãy mạnh dạn trình bày với cấp trên trực tiếp những ý tưởng của mình trong quá trình triển khai công việc.
Là một người đáng tin cậy:
một quản lý trung cấp, nhiệm vụ của bạn là triển khai các ý tưởng được giao xuống từ các cấp quản lý cao cấp hơn. Mệnh lệnh truyền giao từ bạn xuống các nhân viên thừa hành phải luôn rõ ràng và đáng tin tưởng. Nên nhớ, những thắc mắc của các nhân viên thừa hành thường đến tai các cấp quản lý cao cấp hơn. Tạo được niềm tin đối với nhân viên thừa hành của mình cũng đồng nghĩa với được cấp trên của mình tin tưởng hơn.
Mạnh dạn ra đi:
Nếu đã hài lòng và chấp nhận với vị trí hiện tại của mình, hãy ở yên với vũng nước mát của mình. Nếu đã nắm vững mọi thông tin cần thiết và cảm thấy không thể vượt thoát ra khỏi vũng lầy mà bạn đang ở đó, hãy mạnh dạn ra đi tìm đến với một chỗ làm khác phù hợp và có cơ hội thăng tiến hơn.Không phải cứ làm việc rồi sớm hay muộn cũng sẽ được thăng tiến lên một chức vụ cao cấp hơn. Không ít nhà quản lý đã nhảy hết công ty này sang công ty khác mà vẫn cứ mãi là một quản lý trung cấp.
Đó là quy luật, chỉ có những người thể hiện được bản thân mới có cơ hội thăng tiến.
Một phần trong những lý do khiến cho một cấp quản lý phải sa lầy ở vùng quản lý trung cấp này là do chính thái độ làm việc, sống của người đó chứ không hẳn chỉ do khả năng quản lý. Dưới đây là năm cách sẽ giúp chúng ta vượt thoát hay tránh không sa vào những vùng lầy tương tự:
Luôn nằm trong vùng được thông tin:
Càng nắm vững được lý do vì sao mình được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại, bạn càng dễ tìm ra những con đường thăng tiến của mình. Hiểu rõ vì sao mình được chọn cho vị trí công việc hiện tại, bạn sẽ dễ dàng hoàn tất nhiệm vụ của mình tốt hơn. Nỗ lực tìm hiểu và nếu cần thì hỏi trực tiếp những người có quyền hạn để nắm rõ chức trách hiện tại của mình.
Khi truyền đạt cho nhân viên thuộc quyền quản lý của mình, bạn phải có sẵn những câu trả lời cho những thắc mắc có thể được nêu lên. Luôn nắm vứng thông tin cũng là một phương cách để bảo dưỡng động lực làm việc của mình.
Chứng tỏ một thái độ làm việc chuyên nghiệp:
Nhiều lúc, một cấp quản lý bị sa lầy ở vị trí công việc của mình chỉ vì người này không có được một phong thái làm việc chuyên nghiệp. Ví dụ như khi bạn được giao trách nhiệm sa thải một nhân viên. Sa thải một ai đó không bao giờ là một việc làm thích thú nhưng đó là một công việc phải làm của một cấp quản lý, chính thái độ của bạn khi thông báo lệnh sa thải sẽ tạo thành một ấn tượng trong con mắt của mọi người chung quanh, từ nhân viên cho đến các cấp trên trực tiếp của bạn.
Tạo ấn tượng đối với các cấp quản lý cao hơn:
Tạo ấn tượng bằng chính những thành quả công việc của mình, không có ấn tượng nào mạnh cho bằng những con số biết nói hay lời khen từ khách hàng. Đừng lặng lẽ thi hành công việc được giao, hãy mạnh dạn trình bày với cấp trên trực tiếp những ý tưởng của mình trong quá trình triển khai công việc.
Là một người đáng tin cậy:
một quản lý trung cấp, nhiệm vụ của bạn là triển khai các ý tưởng được giao xuống từ các cấp quản lý cao cấp hơn. Mệnh lệnh truyền giao từ bạn xuống các nhân viên thừa hành phải luôn rõ ràng và đáng tin tưởng. Nên nhớ, những thắc mắc của các nhân viên thừa hành thường đến tai các cấp quản lý cao cấp hơn. Tạo được niềm tin đối với nhân viên thừa hành của mình cũng đồng nghĩa với được cấp trên của mình tin tưởng hơn.
Mạnh dạn ra đi:
Nếu đã hài lòng và chấp nhận với vị trí hiện tại của mình, hãy ở yên với vũng nước mát của mình. Nếu đã nắm vững mọi thông tin cần thiết và cảm thấy không thể vượt thoát ra khỏi vũng lầy mà bạn đang ở đó, hãy mạnh dạn ra đi tìm đến với một chỗ làm khác phù hợp và có cơ hội thăng tiến hơn.