10 bài học từ những thất bại kinh doanh thảm hại trong lịch sử

Những bài học này được rút ra từ “vết xe đổ” trong quá khứ của hàng trăm ban quản trị và các nhà lãnh đạo. Thất bại sẽ cho ta những bài học có giá trị nhất. Tuy vậy, trong kinh doanh, thất bại đôi khi sẽ phải trả những cái giá quá đắt. 10 bài học dưới đây được rút ra từ những thất bại kinh doanh trong quá khứ qua khảo sát của hàng trăm ban quản trị và các nhà lãnh đạo.


Ảnh minh họa

1. Tập trung vào thương hiệu cá nhân làm cả công ty sụp đổ
Carly Forina tới Hawlett Packerd (HP) như một người nổi tiếng. Bà sử dụng sự ủy quyền để làm nên sự thay đổi lớn phù hợp với hình ảnh công chúng của bà. Điều này dẫn tới những quyết định thiếu suy nghĩ thấu đáo và mọi thứ đều bị bỏ lại sau lưng khi bà đưa ra các bài phát biểu. Bà đã đặt cái tôi lên trên lợi ích của công ty.
Lãnh đạo tốt nhất phải là người làm nên công ty chứ không phải làm nên chính bản thân người đó.

2. Đối xử với nhân viên như những đứa trẻ sẽ khiến họ thụt lùi và đứng nhìn bạn vấp ngã
Jill Barad trở thành CEO nữ đầu tiên của Barbie nhờ vào sự tập trung cao độ vào từng tiểu tiết, một điều rất tuyệt vời đối với một giám đốc sản xuất. Tuy nhiên, khi bà tiếp tục làm những điều tương tự như vậy một mình và từ chối ý kiến của các đại diện, công nhân và nhân viên làm việc trở nên kém hiệu quả hơn và bà đã thất bại thực sự năm 2000.
Quản lí vĩ mô và tích trữ quyền lực là một trong những con đường chắc chắn gây ra thất bại.

3. Tránh xung đột sẽ khiến con người thụ động
Ý kiến về một nơi làm việc không tưởng mà không có xung đột thực sự rất hấp dẫn. Tuy vậy, thực hiện điều đó lại dường như quá khó khăn giống như đối mặt với kẻ thù. Không xung đột đồng nghĩa với việc các lỗi sai sẽ bị che giấu, các vấn đề bị lảng tránh và mọi người sẽ trở nên thụ động. Mọi thứ trở nên hòa hợp nhưng xét tổng thể thì đó lại là điều bất thường.
Người đứng đầu của Mills, ông Daniel Feurstein nhận được sự hoanh nghênh vì tiếp tục trả lương đầy đủ cho nhân viên dù nhà máy bị thiêu hủy. Chiến lược dù rất tốt nhưng công ty đã bị nợ nần chồng chất dẫn tới phá sản.

4. Đừng thử quá nhiều thứ, bạn sẽ làm khách hàng băn khoăn
Kmart là chuỗi giảm giá quốc gia đầu tiên và thu về khá nhiều thành công. Sau đó, nó bắt đầu nỗ lực thu hút những khách hàng giàu hơn.
Những năm 2000, KMart tập trung vào sự phân biệt, thu hút người tiêu dùng thời trang hơn. Kmart cố làm cả hai điều đó nên thương hiệu trở nên loãng, khách hàng của họ băn khoăn và cuối cùng thì tập đoàn mất thị phần dẫn tới sự phá sản năm 2002.
Mở hai doanh nghiệp cùng lúc sẽ đánh mất sự chú ý của khách hàng và dẫn tới mất khách.

5. Đổi mới trong nội bộ trước
Cựu giám đốc điều hành của Caterpillar George Schaefer nhận thấy họ đã dẫn đầu thế giới trong sản xuất. Ngành kinh doanh chính của họ đưa cho họ rất nhiều kinh nghiệm hậu cần và họ biến những ý kiến chuyên môn ấy thành các công ty con thành công.
– Nơi đầu tiên bạn nên cách tân chính là nội bộ.
– Dừng lại trước khi nhìn ra bên ngoài.
– Đưa chất lượng tốt nhất tới cực đại.

6. Đừng cắn câu và để công ty khác điều khiển chiến lược của bạn
Coca Cola bị cuốn vào một trong những thất bại kinh doanh thảm hại nhất trong lịch sử bởi Pepsi. New Coke đã bị Pepsi Challenge đánh bại bởi chiến dịch chọn ra hượng vị nào được nhiều người yêu thích hơn. Sợ rằng sẽ lỗi thời, New Coke đã bị cuộc thử nghiệm đó làm cho mù quáng và thay đổi công thức. Đây được coi là sai lầm kinh doanh lớn nhất trong lịch sử.
Những nhà lãnh đạo biết rằng, dành quá nhiều tiền nhìn xa hơn mức cho phép có thể quên đi những điều làm nên sự thành công.

7. Không ngừng phát triển ý tưởng mới và như thế bạn sẽ không phải gắn liền với những ý tưởng tồi
Richard Branson luôn nói “có”, nhưng thường là với những điều đúng. Ông có một loạt các quyển sổ để ghi chép và liên tục đưa ra những ý tưởng mới vì thế mà ông có thể lên kế hoạch và thực hiện những điều có thể làm thay vì thực hiện điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ.
– Xác định rõ công ty của bạn dựa theo nhu cầu và giá trị thay vì các sản phẩm.
– Không ngừng theo đuổi cơ hội.
– Chắc chắn rằng một sự lựa chọn phải có chiến lược đi kèm thực sự có hiệu quả.

8. Học cách nói không với đôla
Giám đốc điều hành của LA Gear phát triển công ty của ông từ 11 USD thành 820 triệu USD doanh thu chỉ trong vòng 4 năm bằng cách tập trung vào những chiếc giày độc đáo nhưng hợp thời. Nhưng việc theo đuổi những cơ hội kiếm nhiều tiền hơn đã giết chết công ty.
Họ bán những sản phẩm thừa với giá giảm thấp chưa từng có khiến danh tiếng công ty bị hạ thấp, đầu tư quá nhiều tiền vào giày chơi bóng rổ và cung cấp giày rẻ tiền ở Wal Mart. Vị giám đốc không thể nói không với việc theo đuổi nhiều tiền hơn và đã phải trả giá cho điều đó.
Khả năng nói không với những cơ hội sinh lời là một trong những đặc điểm quan trong mà một người lãnh đạo cần có.

9. Đừng để cái tôi khiến bạn không nhận ra đâu là lúc thích hợp để dừng
New Corp đã chi 580 triệu USD vào MySpace năm 2006 và rót vào rất nhiều tiền để đầu tư trong nhiều năm vì nó đã bị chia thị trường với Facebook. Cuối cùng thì MySpace chỉ được bán với giá 34 triệu USD.
Ý tưởng trở thành người đầu tiên và ý tưởng của việc thay đổi hoàn toàn đầy cám dỗ nhưng những nhà lãnh đạo tài ba sẽ phải học để biết khi nào nên dừng lại khi thất bại.

10. Đừng lờ đi ngành kinh doanh chính đã mang lại bộn tiền cho bạn
Netscape tạo ra một trong những trình duyệt web đầu tiên và phổ biến nhất thế giới. Công ty thường xuyên nhín về phía trước và vượt quá khuôn khổ thông thường. Netscape đầu tư để tạo ra một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới từ vạch xuất phát.
Người sáng lập Mark Andreesen đã lờ đi mỏ kim cương ngay trong công ty, điều mà sau này ông ta cho là “sai lầm triệu đô”.
Có lí do để các doanh nghiệp và thương hiệu nào đó thành công trong từng lĩnh vực riêng. Đôi khi, sai lầm của các lãnh đạo giỏi là quên đi điều đó.