Một phần trong chi phí quảng cáo sẽ được đưa vào giá bán sản phẩm và người tiêu dùng sẽ là người chịu thiệt hại cuối cùng
Vinamilk đang là đại gia trong làng quảng cáo sữa Việt Nam (ảnh minh họa)
6 tháng đầu năm 2014, Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chi 462 tỷ đồng cho quảng cáo, tính ra bình quân mỗi ngày ông lớn này chi khoảng là 2,56 tỷ đồng.
Với con số chi khủng, hiện quảng cáo hiện đang chiếm 23% trong chi phí bán hàng (1.980 tỷ đồng), 2,6% tổng doanh thu mỗi ngày của Vinamilk (96 tỷ đồng) và tiếp tục là “đại gia quảng cáo” sữa.
Điều đặc biệt, chi phí quảng cáo 6 tháng đầu năm 2014 đã gấp1,1 lần so với chi phí quảng cáo cả năm 2011 (400 tỷ đồng) của Vinamilk, gấp 1,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là động thái cho thấy DN sữa số 1 Việt Nam đang tăng cường quảng cáo để đẩy mạnh bán hàng trong bối cảnh doanh thu 6 tháng đầu năm sụt giảm.
Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của Vinamilk đạt bình quân doanh thu mỗi ngày là 17.284 tỷ đồng, bằng 47,6% kế hoạch dự kiến. Như vậy, mỗi ngày, ông lớn ngành sữa thu được 96 tỷ đồng, số tiền 2,5 tỷ đồng dành cho quảng cáo cũng chiếm 2,6% doanh thu mỗi ngày.
Hằng năm, chi phí quảng cáo chiếm khoảng ¼ chi phí bán hàng của DN này, ngoài ra, những khoản chi lớn khác có khuyến mãi, hộ trợ nhà phân phối, vận chuyển hàng hóa, chi cho nhân viên bán hàng… cũng đóng góp lớn vào chi phí bán hàng của Vinamilk.
Với tốc độ chi quảng cáo mạnh như hiện nay, ước tính con số chi quảng cáo của Vinamilk sẽ vượt qua mốc 1.000 tỷ đồng, bởi năm 2013, DN này đã chi đến 885 tỷ đồng cho quảng cáo, trong khi đó, 6 tháng đầu năm, mức chi đã vượt xa so với cùng kỳ. Việc lợi nhuận quý 2/2014 giảm 14,5%, chính sách áp giá trần của Bộ Tài chính cho mặt hàng sữa trẻ em dưới 6 tuổi sẽ có thể khiến hãng gia tăng thêm, quảng cáo ở những phân khúc khác.
Hiện các hãng sữa đang bỏ rất nhiều tiền cho quảng cáo nhằm tiếp thị sản phẩm và truyền thông nhanh đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, gia tăng chi phí quảng cáo của các hãng sữa cũng là lo ngại đối với người tiêu dùng bởi những khoản tiền này bị DN khấu trừ vào chi phí sản xuất, tăng giá bản sản phẩm. Người tiêu dùng vẫn là đối tượng chịu thiệt hại cuối cùng.
Hiện dư luận đang dấy liên thông tin các bộ liên quan như Bộ Y tế và Bộ Tư pháp kiến nghị cấm quảng cáo sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Đây là giải pháp nhằm khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, trong khi nhiều hãng sữa bị tố quảng cáo khống các thành phần dinh dưỡng và nhiều sản phẩm có thể thay thế hoặc có thành phần tương tự sữa mẹ cho trẻ em
Theo dân trí