Những điều cần lưu ý khi nói chuyện ứng xử

Nói chuyện ứng xử cũng là một nghệ thuật. Nói quá to hay quá nhỏ đều là viêc không nên trong trong giao tiếp ứng xử. Việc nói chuyện quá to giữa đám đông sẽ gây đến sự chú ý không cần thiết của mọi người xung quanh, họ sẽ đánh giá bạn thiếu ý thức. Tôi có bạn là người nước ngoài lúc vui vẻ anh ta hay nói với tôi rằng đi đến sân bay mà thấy một nhóm người tụ tập và nói chuyện rủng rảng thì biết là người Việt Nam. Một số người nói rất to trong điện thoại, có thể bạn đang cáu giận hay do vấn đề về mạng truyền thông chẳng hạn, nhưng mọi người sẽ đánh giá bạn khá thô lỗ. Nếu bạn có thói quen là vậy thì lời khuyên cho bạn là nên chú ý xung quanh khi nói chuyện, cố gắn nói vừa đủ nghe thôi. Bên cạnh đó còn có thói quen khá khó chịu khác là bạn nói quá nhỏ. Viêc nói quá nhỏ sẽ khiến người nghe không biết hết nội dung bạn đang truyền đạt là gì dẫn đến họ sẽ lờ đi nội dung đó. Để tránh trường hợp đó bạn nên hỏi lại họ sau khi nói mục quan trọng nào đó, nhưng theo mình thì bạn hãy tập nói to hơn, tự tin trong việc nói chuyện ứng xử trong cuộc sống.

Ảnh minh họa

Ngoài những lỗi nói chuyện ứng xử trên, có vài tình huốn bạn nên lưu ý như “ nói quá nhanh”, người nghe sẽ không kịp nghe hết nội dung. Bạn đang nói chuyện mà thấy mọi người đều nhìn nhau với vẻ mặt mờ mịt, buồn cười thì làm ơn nói chậm lại bạn nhé. Nhiều bạn có thói quen phát âm kéo dài, không dứt khoát, dẫn đến người nghe khó chịu mất kiên nhẫn. Thực tế thì mọi người rất lười bắt chuyện người đó, bạn sẽ rất thua thiệt. Bạn nên học cách nói chuyện chậm rãi dứt khoát,từng tiếng một rõ ràngcó điểm nhấn tạo được sự chú ý của người nghe.
Lời nói dễ nghe, hoa mỹ kèm theo sự chân thành sẽ chẳng có ý nghĩa gì trong cuộc giao tiếp với người mới quen. Họ sẽ cản thấy bạn nổ, bóc phét và giả dối thôi. Bỡi thế đối với người mới quen bạn nên nghe nhiều hơn, ít nói lại và đặt biệt là mỉm cười thường xuyên. Chúc bạn thành công với nghệ thuật nói chuyện ứng xử của mình.