Bạn đảm nhận công việc báo tin trúng tuyển cho các ứng viên được chọn. Tuy nhiên, bạn có nghĩ đến trường hợp, những người bị loại sẽ tìm gặp bạn để yêu cầu lời giải thích hợp lý. Ở tình thế đó, bạn đã, đang và sẽ xử lý như thế nào?
Ảnh minh họa
Michael Mercer, tác giả của bài kiểm tra năng lực và hành vi ứng viên (“Abilities & Behavior Forecaster ) hiện đang sử dụng khá phổ biến có thể giúp gỡ rối cho bạn bằng bài viết sau đây.
Nhiều năm trước, lúc ấy tôi đang đảm nhận vị trí quản lý ở một công ty kinh doanh lớn. Một ngày kia, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ tay chuyên gia “săn đầu người” quen biết. Ông ta nói rằng có một vị trí rất tốt đang tuyển dụng và đinh ninh rằng rất phù hợp với tôi, đó là một cơ hội tuyệt vời. Nghe bùi tai, thế là tôi tham gia ứng cử. Trong cuộc phỏng vấn, chính ngài phó tổng giám trao đổi với tôi. Ông ta nói rằng, tôi là một trong hai ứng cử viên cuối cùng đang được cân nhắc. Một tuần sau, tình cờ, tôi đi cùng thang máy với một người, cô ta tỏ vẻ rất phấn khởi và hào hứng. Ngạc nhiên xen lẫn tò mò, tôi hỏi xem vì sao cô ấy lại vui vẻ thế. Rất hãnh diện, cô ấy khoe với tôi vừa trúng tuyển vào một vị trí rất tốt. Không những thế, cô ấy còn kể cho tôi nghe cặn kẽ về công việc sắp đảm nhận. Tôi giật mình nhận ra, đó cũng chính là công việc ở công ty mà tôi ứng tuyển. Hóa ra, cô ấy chính là ứng cửa viên còn lại. Một sự thật đáng buồn, cô ấy đã đánh bại tôi.
Không dễ dàng chấp nhận kết quả, tôi gọi điện cho ngài phó tổng giám đốc, người đã phỏng vấn tôi hôm trước. Tôi đề nghị một buổi gặp mặt để tìm hiểu lý do vì sao tôi không được tuyển. Ông ta đồng ý. Trong buổi gặp mặt sau đó, ông ta đã tiết lộ lý do duy nhất dẫn đến chuyện tôi thất bại vì ông ta không thích một điều tôi đã nói trong buổi phỏng vấn.
Một cảm giác bất bình ghê gớm. Ông ấy đã hoàn toàn hiểu sai điều tôi muốn nói. Như thế, tôi đã tuột mất cơ hội nhưng không phải vì lỗi ở tôi. Thế là, tôi đã tranh cãi với ông phó tổng giám đốc suốt hai tiếng đồng hồ.
Sau này, khi nghĩ lại, tôi nghẫm nghĩ cả tôi và ông ấy thu được kết quả gì sau hai giờ căng thẳng đấy. Liệu bạn có giải quyết vấn đề như ông ấy, bạn có thể bỏ ra 2 giờ đồng hồ nói chuyện trong một bầu không khi không mấy gì thân thiện cho mỗi ứng cử viên không trúng tuyển? Liệu bạn có cảm thấy thỏa đáng và ứng viên sẽ hài lòng với những lời giải thích, sẽ không gây khó dễ cho bạn? Liệu có cách giải quyết nào ổn thỏa hơn và làm sao để nói lời từ chối?
Bài học nên ghi nhớ
Bao giờ cũng vậy, khi có cơ hội gặp bạn, ứng viên thất bại cũng sẽ đặt câu hỏi tìm hiểu lý do họ không được tuyển. Rơi vào trường hợp này, bạn chỉ cần nhớ áp dụng một trong hai cách sau: Thoái thác một cách lịch sự hoặc dứt khoác từ chối.
Hãy đưa ra một lý do nào đấy rất lịch sự để không cần phải trả lời câu trả lời của họ, ví dụ như: “ Có thể anh không tưởng tượng nổi, chúng tôi nhận được rất nhiều hồ sơ ứng tuyển khác. Nhưng rất tiếc chúng tôi chỉ có thể chọn một. Công ty sẽ lưu lại hồ sơ của anh cho lần tuyển dụng kế tiếp. Rất cảm ơn anh đã tham gia dự tuyển”
Nếu ứng viên yêu cầu bạn đưa ý kiến hoặc xin một vài lời khuyên để rút kinh nghiệm về sau thì bạn hãy nhớ tỏ ra thận trọng. Mặc dù, trong thâm tâm bạn rất muốn giúp anh ta nhận ra và tránh những sai lầm nhưng điều đó có thể gây phiền toái cho bạn. Thay vào đó, đừng đưa ra ý kiến và đừng bao giờ nói ra lý do vì sao bạn đánh giá thấp họ. Khi bạn nói cho họ biết sự thật, bạn đã vô tình diễn giải ý kiến chủ quan của mình một cách không tự nhiên. Hẳn nhiêm, ứng viên đó sẽ cố gắn tìm ra những điểm sơ hở để đập lại các quan điểm của bạn.
Chỉ cần nói không
Nhiều công ty đã sử dụng chương trình đánh giá kiểm tra năng lực và hành vi ứng xử ứng viên của tôi vào công việc tuyển dụng . Họ kiểm tra mọi thông tin về người tìm việc và nhờ máy vi tính chấm kết quả rồi sau đó so sánh với năng lực, các kỹ năng của nhân viên đang đảm nhận công việc này. Vì thế, nhiều lần, các nhà quản lý đã hỏi tôi “ Tiến sĩ Mercer, liệu tôi có thể báo lại kết quả bài kiểm tra dự tuyển cho ứng viên?
Tôi liền hỏi lại ngay: “anh dự định đưa chúng ra trong lúc phỏng vấn?” . Câu trả lời của các nhà quản lý đều giống nhau: “ Dĩ nhiên là không”
Sau đó, tôi hỏi tiếp, “Vậy anh định nói trong lúc anh gọi kiểm tra thông tin từ người tham khảo? Và họ cũng trả lời là “ dĩ nhiên là không”
Tôi đã nhiều lần khuyên những người sử dụng lao động một điều: “ Bạn không nên hé lộ bất cứ thông tin nào về kết quả kiểm tra sơ tuyển, về nhận định của bạn qua cuộc phỏng vấn, ý kiến của bạn sau khi nói chuyện với người tham khảo… cho ứng viên biết “
Kiểm tra khả năng ứng xử của bạn khi nói lời từ chối
Bạn thử trả lời những câu hỏi sau để tìm hiểu khả năng đối phó của bạn trong trường trường hợp phải nói lời từ chối với một ứng viên.
1. Bạn có muốn giải thích với ứng viên lý do vì sao bạn không chọn họ? Có/không
2. Bạn có muốn thông báo cho ứng viên biết kết quả đánh giá của bạn về họ? Có/không
a. Kết quả của bài kiểm tra? Có/không
b. Nhận định của bạn về họ trong lúc phỏng vấn? Có/không
c. Ý kiến của bạn sau khi kiểm tra thông tin từ người tham khảo? Có/không
d. Phân loại xếp hạng ứng viên? Có/không
3. Bạn có tiết lộ cho ứng viên biết nội dung cuộc thảo luận giữa bạn và các trưởng phòng khác về họ? Có/không
4.Khi anh ta yêu cầu bạn góp ý hoặc đưa ra lời khuyên giúp anh ta rút kinh nghiệm trong những lần ứng tuyển sau, bạn sẽ trả lời như thế nào để có lợi cho bạn và công ty?
a. Chúng tôi không thể chọn bạn bởi vì nhiều lý do như: kinh nghiệm của bạn không chưa đạt yêu cầu, bạn còn thiếu một số kỹ năng, khả năng giao tiếp của bạn còn hạn chế…
b. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ dự tuyển cho vị trí này, chúng tôi sẽ lưu lại hồ sơ của bạn cho lần tuyển dụng sau, cảm ơn bạn đã tham gia dự tuyển.
Nếu câu của bạn là: không cho câu 1,2 và 3, riêng câu 4 là b thì xin chúc mừng bạn đã có một thái độ chuyên nghiệp và đúng mực để xử lý tình thế
Hãy nhớ, bạn sẽ phải trả giá đắt cho mọi quyết định của mình. Khi đảm nhận công việc tuyển dụng, mục tiêu của bạn là làm sao phải lôi kéo được một người tài về với công ty. Nhiệm vụ chính của bạn không phải là giải thích cho ứng viên biết lý do họ bị từ chối, bạn càng không phải là người đào tạo ứng viên giúp họ tiến bộ.
Phải biết nói từ “ không” nhưng phải lịch sự và đúng cách