Tương tự, quản trị thể thao (điều hành một câu lạc bộ bóng đá, một sân golf, tổ chức các giải và quản lý các công trình, sân bãi) cũng là một nghề rất mới lạ với Việt Nam.
Ảnh minh họa
Các ngành quản trị khác phổ biến ở nước ngoài nhưng còn hiếm hoi ở Việt Nam là: Quản trị sân khấu và các hoạt động nghệ thuật, quản trị y tế, quản lý siêu thị và cửa hàng. Đây là những ngành nghề đang được các bạn trẻ chú ý.
Nhiều bạn trẻ mong ước trở thành kỹ sư, trong đó nhiều bạn trẻ Việt Nam thích làm kỹ sư tin học, kỹ sư công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngày nay, các bạn trẻ sẽ thấy rộng đường hơn khi biết thế giới còn có những liên ngành mới kết hợp giữa kinh doanh và công nghệ thông tin như: kinh doanh điện tử, kinh doanh công nghệ thông tin, quản trị thông tin… chứ không chỉ sản xuất phần mềm, sản xuất phần cứng.
Một sự thu hút mới khác trong lĩnh vực kỹ thuật là các ngành nguyên vật liệu (công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu xây dựng), điện – điện tử, cơ khí, viễn thông, kiến trúc dân dụng, thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất.
Đặc biệt nhiều ngành còn ít đào tạo ở Việt Nam là công nghệ y –sinh, kỹ nghệ sinh học, công nghệ siêu nhỏ, kiến trúc quy hoạch, truyền thông đa phương tiện và các phương tiện không dây.
Việc đi du học là một việc tốn kém, đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về tiền bạc và công sức, thời gian không chỉ của bản thân người học mà còn của gia đình. Thực tế, có nhiều bạn, do không tìm hiểu thông tin kĩ càng nên chọn lựa ngành không phù hợp với mình, từ đó học không tốt, không có niềm đam mêm khi học, hoặc học vài năm rồi lại phải chuyển hướng sang ngành học khác…
Cho nên, một lời khuyên cho các bạn trẻ, nhất là các bạn du học sinh là nên dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu về ngành học của mình.