Hồi còn nhỏ, bạn mơ mình lớn lên sẽ thành ca sĩ, diễn viên, nhà thiết kế thời trang hay một doanh nhân thành đạt. Giờ đây, hàng ngày bạn loanh quanh trong 1 m2 bàn làm việc, “chết dí” trong văn phòng cùng máy tính, công văn và điện thoại…
Ảnh minh họa
Xem nào, chú kỳ đà nào đang cản giấc mơ tuổi thơ của bạn thế?
Có phải bạn thấy mình đang thiếu một cái gì đó
• Tôi không có đủ tiền để theo đuổi giấc mơ của mình.
• Kỹ năng tôi đang có chẳng phục vụ gì cho nghề nghiệp mơ ước cả.
• Thực ra, tôi chưa được đào tạo căn bản lắm.
• Tôi còn quá trẻ.
• Tôi đã quá già
• Tôi không biết phải nhờ cậy ai cho được việc đây.
• Tôi không đủ thông minh
• Vóc dáng tôi có vẻ không ổn với những công việc đó.
• Tôi không phải là người luôn cố gắng
• Tôi hơi lười làm việc thì phải.
• Tôi không xứng đáng.
Bạn thấy mình sẽ thất bại
• Tôi có thể đã “mơ” nhầm.
• Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này.
• Tôi lại phải tham gia vào một buổi phỏng vấn , tôi sẽ làm mọi thứ rối tung lên
• Tôi rất hay bị từ chối
• Tôi không thành công, trông tôi chẳng khác gì một con ngốc.
• Thật khó để vượt qua được nếu tôi không thành công
• Phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị mọi thứ.
Bạn thấy mình có thể thành công nhưng bạn lại e ngại
• Mọi người sẽ quay ra nói xấu và ghen tị với tôi
• Chưa chắc tôi đã giỏi thật sự
• Biết đâu tôi lại muốn làm một việc khác sau khi đã thực hiện được ước mơ thơ bé của mình?
• Tôi sẽ lấy đi cơ hội của những người thực sự cần công việc đó hơn tôi.
• Mọi người trong gia đình lại mong chờ nhiều hơn ở tôi và thế là tôi phải chịu nhiều áp lực hơn.
• “Một việc cho chín còn hơn chín nghề”. Tôi luôn nghĩ như vậy.
Đó có phải là những câu hỏi mà bạn thường đặt ra mỗi khi trăn trở liệu có nên theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp hay không? Dẫu biết rằng niềm tin là chưa đủ để đi đến thành công nhưng khi chúng ta vô tình để nỗi sợ hãi lấn át tinh thần hành động, chúng ta sẽ rất khó vươn tới thành công. Và ước mơ sẽ mãi chỉ là mơ ước.