Nói gì khi nhân viên phạm lỗi

Trong quá trình quản lý, chắc chắn bạn sẽ một đôi lần gặp phải những sai phạm của nhân viên. Và dù bằng cách nào, hãy cố gắng và chuẩn bị để có thể nói rằng “Tôi tha thứ cho anh”, ngay cả khi câu nói này không đến một cách dễ dàng. Manfred F. R. Kets de Vries, một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển lãnh đạo và thay đổi tổ chức tại INSEAD ở Pháp và Singapore cho biết, một trong những khả năng quan trọng nhất của người lãnh đạo chính là có thể học cách tha thứ.

Ảnh minh họa

Nếu bạn không thể bỏ qua những sai phạm của nhân viên, thì bạn đang có nguy cơ tạo ra một môi trường độc hại trong toàn công ty mình. Nhưng tha thứ ở đây không có nghĩa bạn bào chữa cho những hành vi không phù hợp, thiếu chuyên nghiệp hoặc gây tổn thương. Điều này có nghĩa rằng bạn nên buông bỏ, không giữ trong lòng những ý nghĩ đáp trả gây tổn hại đến người khác. Kets de Vries đã nói “Tha thứ để chữa lành những vết thương trong trí nhớ, chứ không phải là xóa bỏ nó.”
Trong nghiên cứu về sự lãnh đạo và định hướng tâm lý toàn diện, Kets de Vries đã tìm ra ba xu hướng để có thể tìm được cách tha thứ:

1. Bạn bị ám ảnh về quá khứ

Kets de Vries nhận ra rằng khi cứ nghiền ngẫm về những ám ảnh có thể khiến mọi người nuôi ý định trả thù. “Những người không khoan nhượng mất rất nhiều thời gian của mình cho những ám ảnh về quá khứ,” ông viết. Nhưng bạn cần phải vượt qua. Ông đã đưa ra lời khuyên dựa trên câu nói của Mahatma Gandhi rằng “Mắt đền mắt chỉ dẫn đến kết cục rằng mọi người trên cả thế giới này đều bị mù.”
2. Bạn không thể cảm thông với nhân viên

Một rào cản lớn cho sự tha thứ chính là thiếu đồng cảm và không có khả năng nhìn nhận vấn đề từ những góc độ khác nhau. Ông đã viết “Sự tưởng tượng và cảm giác về những gì người khác trải qua, đặt mình vào vị trí của họ, sẽ cho phép bạn có thể suy xét đến nguyên do khiến một người phạm lỗi, và tạo cho bạn con đường để tha thứ.” Ông nói rằng chúng ta sẽ sớm có được sự đồng cảm trong cuộc sống, nhưng đây cũng là một kỹ năng và bạn có thể học được nó bằng cách không bao giờ vội vã phán xét, kết luận hoặc suy diễn một cách cẩu thả về động cơ của nhân viên mình.

3. Bạn có những cảm giác ghen tị

Cảm giác thiếu thốn hoặc định kiến với một điều gì đó mình không có có thể khiến bạn cảm nhận thiếu tích cực về nhân viên, đặc biệt khi những người đó đạt được thành công. Sự ghen tị này có thể biến thành những cảm xúc dâng trào và bùng nổ cơn giận dữ – hoàn toàn không phải là loại cảm xúc có tác động tích cực cho sự tha thứ.

Bạn có thấy những điều này quen thuộc không? Có lẽ là chúng ta cần học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa để có thể thành thạo các “kỹ năng tha thứ”.