Hành vi phi ngôn ngữ trong giao tiếp

“Nếu không biết sức mạnh của ngôn từ, ta không thể biết được con người đó”. (Khổng Tử) 
Để việc truyền tải thông tin có sức tác động mạnh mẽ, bạn nên dùng hành vi phi ngôn ngữ. 

Ảnh minh họa


1. Giao tiếp bằng mắt: Eye Contact 
“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói. Người biết dùng “đôi mắt trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và chuyển tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy nơi mình đến người tiếp nhận. 

2. Gương mặt biểu cảm: Facial Expressions 
Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Vì thế, nếu bạn cười thường xuyên bạn sẽ đổi lấy được sự thích thú, thân thiện, nhiệt tình và gần gũi. Cười thường dễ “lây” từ người này sang người khác và khiến phản ứng giữa người & người được thuận lợi hơn. Người khác sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và muốn lắng nghe bạn hơn. 

3. Cử chỉ: Gestures 
Nếu bạn không biểu lộ cử chỉ hay diễn tả không đạt trong khi nói, bạn có thể bị cho là nhàm chán và cứng nhắc, không thân thiện. Lối nói chuyện sinh động thu hút sự chú ý của khách hàng và làm cho buổi đàm thoại thú vị, thuận lợi và hiểu nhau hơn. 

4. Tư thế và Điệu bộ: Posture & Body Orientation 
Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động cơ thể. Ví dụ : khi tư thế đứng thẳng lưng và ngã người về trước, người ta sẽ hiểu bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện. 
Tính thân mật trong giao tiếp chỉ thật sự có kết quả khi bạn và người nghe đối mặt với nhau. Và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại hoặc nhìn sàn nhà, trần nhà vì điều này khiến giao tiếp trở nên thờ ơ. 

5. Giữ khoảng cách: Proximity 
Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp. Bạn nên nhận ra ngay những dấu hiệu không thoải mái khi đang xâm phạm đến khoảng không của người khác như là: đu đưa, móc chân mó tay, quấn lấy, nhìn chằm chặp. 

6. Phát âm: Vocal 
Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như: 
1. chất giọng 
2. độ cao thấp (lên giọng, xuống giọng) 
3. nhịp điệu 
4. âm sắc 
5. tính kịch liệt (hưởng ứng hay phản kháng) 
6. cách chuyển tông điệu. 
Để tối ưu hóa việc giao tiếp, hãy thực hành 6 cách biến tấu vừa nêu. Đa phần các diễn giả thường mắc một lỗi chung là thuyết trình với chất giọng đều đều (hay còn gọi là “tiến sĩ gây mê”). Khán thính giả sẽ cho rằng họ thuộc tuýp diễn giả nhàm chán và tẻ nhạt.