Leroy Frank Ratnam đã có những ngày đen tối nhất cuộc đời khi khởi nghiệp với nghề bán hàng mà không có ý niệm gì, và cũng như nhiều người dân Singapore khác, ông không mấy thiện cảm với nghề sales.
Ảnh minh họa
Leroy hiện được nhiều tập đoàn trong khu vực như ngân hàng CIMB, Prudential, AIA, ngân hàng RHB, Great Eastern, ERA, Huttons Property … săn đón để đào tạo đội ngũ chuyên gia bán hàng của mình. Mới đây, ông đã đến Việt Nam làm giảng viên trong khóa đào tạo “SalesPRO Conference 2014” (tạm dịch: Hội nghị bán hàng chuyên nghiệp 2014) diễn ra trong 2 ngày 18 – 19/10.
Mọi người đều gọi ông là bậc thầy trong ngành sales (bán hàng) ở Châu Á. Ông khởi nghiệp trong ngành sales thế nào?
Những người bán hàng xuất sắc không được sinh ra để bán hàng. Họ cũng không phải là những người có tài năng thiên bẩm.
15 năm trước là những ngày đen tối nhất trong cuộc đời. Tôi bắt đầu nghiệp sales mà không có ý niệm là mình cần bán hàng như thế nào. Trong suốt 3 tháng đầu tiên, tôi không biết làm thế nào để bán hàng. Đôi khi, con người ta làm việc cật lực mà không biết rằng mình đang làm dựa trên một chiến lược sai lầm.
Tôi bắt đầu tham gia các khóa đào tạo nghề sales. Đấy là khóa học đầu tiên và tôi nghiệm ra rằng sales không phải là một món quà, cũng không phải là điều may mắn. Tôi đã chi 150.000 USD cho rất nhiều khóa hoc khác nhau trên toàn thế giới từ những nhà đào tạo sales giỏi nhất. Tôi nghĩ có lẽ tôi đã tham gia 20, 30 hay 40 khóa học.
Tôi nhận ra rằng tôi càng học hỏi nhiều thì tôi càng làm việc tốt hơn. Tôi cho rằng, sales thực sự là một nghiệp vất vả và mọi người cần học hỏi càng nhiều chiến lược càng tốt. Khi bạn tìm ra một chiến lược đúng đắn, bạn đang bắt đầu đi tới thành công.
Người ta tôn ông như một bậc thầy về sales. Có nhạy cảm không nếu tôi hỏi về số tiền ông kiếm được?
Uhmn… Tùy thuộc vào việc kinh doanh hay đào tạo của tôi. Tôi chưa thể đưa ra được con số chính xác nhưng nó vào khoảng vài triệu USD/năm. Nếu tôi nói số tiền tôi kiếm được hơn thế, có thể cơ quan chính phủ sẽ đến và hỏi tôi về tiền thuế (cười).
Ông nói bất cứ ai đều có thể thành công, điều cần thiết là phải có chiến lược đúng đắn. Liệu có một chiến lược phát triển chung, một chiến lược cơ bản đi đến thành công cho tất cả mọi người?
Mỗi người có một chiến lược khác nhau. Tại sao vậy? Vì mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau. Có người xuất thân từ gia đình giàu có. Có người từ nghèo khó đi lên. Có người xuất phát điểm với trình độ học vấn vượt trội. Có người được trao nhiều cơ hội hơn người khác.
Không có một chiến lược chung cho tất cả mọi người. Người muốn thành công phải tìm ra vị trí của mình, tìm ra chiến lược đúng đắn nhất và biết nắm bắt cơ hội.
Với những người cùng có mục tiêu phát triển sự nghiệp sales, có thể chiến lược phát triển có phần giống nhau, nhưng con đường đi sẽ khác nhau.
Ông đang làm sales rất tốt, tại sao lại quyết định chuyển sang đào tạo sales?
Lý do tôi thành công trong nghiệp này là vì tôi được đào tạo rất nhiều. Tôi nghĩ rằng ngoài kia, còn rất nhiều người như tôi thuở mới vào nghề với những suy nghĩ rỗng tuếch về việc phải làm gì để trở nên thành đạt.
Tôi biết tôi có thể truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm của mình – đó là động thái giúp đỡ thực tâm với những người như tôi cách đây 15 năm.
Trước tuổi 30, ông đã là triệu phú. Giờ, ông còn là Giám đốc Học viện Marketing và Bán hàng Quốc tế tại Singapore. Mục tiêu sắp tới của ông là gì?
Mục tiêu của tôi là cung cấp các khóa đào tạo sales chất lượng cao hơn đến khắp thế giới. Không chỉ ở Singapore, Việt Nam, Malaysia… mà tiến tới là Ấn Độ và sẽ còn mở rộng hơn nữa.
Ở Việt Nam, nhiều người vẫn còn thành kiến với nghề sales. Ông có từng gặp trường hợp tương tự? Nếu có, ông xử lý thế nào?
Ở Singapore của tôi, cũng rất nhiều người không thích những người làm sales. (Nói nhỏ) Ngay cả tôi lúc đầu cũng không thích. Tôi biết rất nhiều người trên thế giới cũng vậy.
Để thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mọi người về nghề sales, chỉ duy nhất một cách là đào tạo người bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn. Một trong những lý do mọi người không thích người làm sales vì nhiều người làm sales hiện nay chưa chuyên nghiệp.
Chúng tôi đang cố gắng thay đổi điều này. Đó là lý do tại sao chúng tôi cung cấp chứng chỉ sau khóa học. Chúng tôi muốn người bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn, chuyên nghiệp như những Tiến sĩ. Từ đó, họ sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Đó cũng là một trong những sứ mệnh của chúng tôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet