Ảnh minh họa
Theo công bố này, có 115 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý phát triển chỉ số năng lực cạnh tranh về thương mại; 23 doanh nghiệp đã áp dụng quy trình quản lý phát triển chỉ số năng lực cạnh tranh chất lượng toàn diện – Qmix 100; trong đó có một số thương hiệu và doanh nghiệp quen thuộc với người tiêu dùng như Mylan Group, Sơn Toa Việt Nam, Haco, SaigonBus, Vinamilk, Merino, Cienco 4, AIA, Viettel, Sasco…
Tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh về thương mại bao gồm việc doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố thỏa mãn nhu cầu khách hàng thông qua việc xây dựng các quy trình quản lý chất lượng; doanh nghiệp phải có các công cụ cải tiến hiệu quả để xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng theo chuẩn mực quốc tế đồng thời đảm bảo năng lực quản lý toàn diện trong quá trình hợp tác liên kết, liên minh thương mại.
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh về thương mại ra đời dựa trên cơ sở năm 2014, Viện Nghiên cứu Kinh tế được Ủy ban Liên minh Thương mại Toàn cầu – Global GTA chọn làm đối tác chiến lược để khảo sát, đánh giá, công nhận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu của khảo sát, báo cáo này là hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp doanh nghiệp trong nước tăng cường cạnh tranh, phát triển bền vững mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế./.
Theo vietnam+