Sau 19 năm bế tắc, mới đây, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thông qua cải cách thương mại đầu tiên trong lịch sử, đồng nghĩa với việc một hàng rào thuế quan và thủ tục biên giới mới sẽ được áp dụng cho 160 nước thành viên.
Ảnh minh họa
Theo Reuters, với thỏa thuận này, hàng rào thuế quan và thủ tục biên giới sẽ được nới lòng, các quốc gia phát triển là những nước được lợi nhiều nhất.
Những người đề xuất đề nghị này cho rằng, sự việc này sẽ khiến dòng chảy thương mại trên toàn thế giới hợp lí hơn, tạo thêm 1.000 tỷ USD và 21 triệu việc làm mới cho nền kinh tế toàn cầu.
Trước đó, các buổi đàm phán của WTO bị trì hoãn do nhiều nước như Ấn Độ, Arghentina, Mỹ… đã phủ quyết việc thông qua những cải cách này.
Thành công của thoả thuận này đã trấn an những nước đang phát triển trong 160 quốc gia thành viên của WTO. Song, thoả thuận này chỉ là một phần nhỏ của vòng đàm phán thương mại Doha (Doha Round) vốn hoàn toàn bế tắc.
Vòng đàm phán Doha bắt đầu từ tháng 11/2001. Theo đó, các nước phát triển như Mỹ và các quốc gia khối EU phải cam kết hạn chế trợ cấp nông nghiệp và các nước thành viên phải đạt được thoả thuận giảm bớt các rào cản thương mại như thuế quan.
Đây là vòng đàm phán rất có ý nghĩa với nhiều thành viên WTO vì nếu được thông qua, hàng hóa – chủ yếu là nông sản – của các nước đang phát triển sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường các nước phát triển, giảm bớt nạn nghèo đói ở các nước thế giới thứ ba.
Theo dddn