1. Đừng nói kiểu “ trung lập”
Không có gì khó chịu hơn khi phải ngồi 20 phút chỉ để nghe một ai đó thao thao bất tuyệt về những con số, dữ liệu mà không đưa ra được bất cứ quan điểm cá nhân nào của mình. Hãy chọn một lập trường và quan điểm và làm rõ bạn đang đứng về bên nào.
Đứng nói theo kiểu chung chung thiếu lập trường . Hoặc không bạn sẽ thực sự thấy được sự thất bại đau đớn như thế nào.
2. Đánh mất bản thân
Cả ngày, sếp của bạn đã phải tiếp xúc với những người cố gắng gây ấn tượng tốt với họ hoặc đơn giản chỉ làm sao để được sếp chú ý. Mặc dù tạo ấn tượng là điều cần thiết trong thuyết trình kinh doanh nhưng những nhà lãnh đạo thực sự giỏi sẽ thấy mệt mỏi với điều đó. Họ không cần cái tôi của họ được vuốt ve. Điều họ thật sự muốn từ bạn, hơn bất cứ thứ gì là thấy được con người thật của bạn. Vì vậy hãy nói những gì bạn thực sự thấy như thế.
Đừng tự biến mình thành “ phát ngôn viên của công ty”. Hãy cho sếp của bạn thấy con người thật của bạn. Điều đó có nghĩa là hãy bỏ bớt đi những “ từ phỉnh nịnh”
3. Tránh dài dòng
Sếp của bạn sẽ chẳng có thời gian để nghe những cậu chuyện phiếm, vì thế hãy đi thẳng vào vấn đề. Đừng giống như những diễn viên hài kịch, giữ lại đoạn cao trào của câu chuyện ở phần cuối. Hãy chuyển tải ngay thông điệp quan trọng trong buổi trao đổi.
4. Đừng chỉ thiên về trình bày
Tôi thực sự không biết liệu có ai thích chỉ ngồi nghe người khác thao thao bất tuyệt không. Tôi cá rằng, hầu hết mọi người không có thời gian, sự tập trung và khả năng kiên nhẫn để nghe ai đó độc thoại.
5. Làm cho sếp ngạc nhiên
Tôi cá rằng 10 bài thuyết trình sếp bạn phải nghe một tuần thì chắc chắn cả 10 bài giống nhau về hầu hết các khía cạnh. Bạn có một cơ hội tuyệt vời để truyền cảm hứng, và để thu hút lãnh đạo, vì thế đừng để lãng phí nó.
Hãy kể cho họ những câu chuyện thật ấn tượng, chứ không phải một bài thuyết trình nhàm chán. Sử dụng các công cụ hay “slide” khiêu khích trí tò mò và làm họ bật cười. Tóm lại, hãy sáng tạo, dám khác biệt và khiến sếp phải ngạc nhiên.
6. Giúp sếp bạn cảm thấy được gì đó
Hầu hết các bài thuyết trinhg kinh doanh up rất buồn tẻ và nhàm chán. Một người thuyết trình tuyệt vời thì đừng chỉ biết nói mà hãy cố gắng kết nối lãnh đạo của mình bằng cảm xúc. Bạn hãy tự hỏi bản thân mình rằng “ bạn muốn các sếp cảm thấy điều gì?”
7. Đừng bắt các sếp phải đọc
Sẽ chẳng có sếp nào muốn đọc các “slide” hay báo cáo trong khi bạn đang nói với họ.
Bài thuyết trình hay cuộc trao đổi sẽ chẳng có gì là thú vị nếu như bạn bắt sếp mình phải đọc Đơn giản là bạn bắt họ đọc và họ sẽ không cảm ơn bạn vì điều đó đâu.
Lời nói tạo hiệu ứng lớn hơn rất nhiều so với văn bản. Việc của bạn là đưa hơi thở cuộc sống vào các báo cáo, bản cập nhật hay ý tưởng của mình. Bạn sẽ không bao giờ thể hiện được điều đó nếu bắt sếp bạn đọc trên những slide hay trang báo cáo khô khan.
8. Hãy hướng tới khán giả của bạn thay vì chỉ nghĩ phải thể hiện bản thân thế nào
Thiên hướng của con người là luôn muốn mình trông thật đẹp đẽ và gây được ấn tượng tốt với khán giả của mình khi thuyết trình. Áp lực tự thân thường là nguyên nhân lớn nhất khiến ngay cả những chuyên gia có kinh nghiệm cũng phải lo lắng.
Khi tất cả những gì bạn nghĩ là thể hiện bản thân như thế nào, nghĩa là bạn chỉ đang nghĩ về bản thân mình thay vì hướng tới khán giả.
Thay vào đó, hãy tập trung vào việc làm thế nào để có thể giúp sếp của mình và làm thế nào bạn có thể làm cho cuộc sống, công việc, bộ phận hay công ty của họ tốt hơn và mạnh hơn như thế nào.
9. Hãy thư giãn
Nhớ lại khi chúng ta còn bé chúng ta thường xin phép bố mẹ ra ngoài chơi cùng các bạn. Thường thì một trong những câu trả lời đầu tiên của bố mẹ là “ bố mẹ đồng ý nhưng chỉ thư giãn thôi nhé”
Khi nói đến thuyết trình, thư giãn không có nghĩa là pha trò. Chỉ đơn giản là bạn đừng nghiêm trọng hóa mọi thứ. Hãy thư giãn, mỉm cười và pha chút hài hước.
Sếp của bạn cũng là con người và họ cũng thích thư giãn.
10. Hãy thoát ra khỏi những ám ảnh trong đầu
Bạn không cần phải hút thuốc hay sử dụng chất kích thích để giải tỏa tâm lý trước khi thuyết trình. Hãy để nó “ở trong phòng” thay vì “ở trong đầu”.
Nhiều chuyên gia mắc phải sai lầm là không giữ cho tâm trí bình tĩnh trước khi thuyết trình với sếp. Họ bước vào phòng một mớ hỗn độn những suy nghĩ và lo lắng. Ví dụ như bạn luôn phải băn khoăn “Tôi hy vọng sếp không hỏi câu hỏi tôi không thể trả lời.” “Tôi ước gì mình đã nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này” “Sếp không đồng ý với quan điểm của mình thì sao?” Điều đó không bao giờ có lợi cho buổi thuyết trình của bạn.
Việc bạn cần làm là thuyết trình cho khán giả một cách tốt nhất. Đó là cách duy nhất để bạn kết nối được với khan giả của mình. Để có được một buổi thuyết trình tốt nhất bạn nên dành vài phút để hít thở sâu, thiền, tạm dừng và mỉm cười trước khi nói.
Theo Trí Thức Trẻ/Lifehack