Bí quyết lãnh đạo “3 từ” của các doanh nhân nổi tiếng thế giới

Tất cả các doanh nhân hàng đầu thế giới đều có những bí mật lãnh đạo riêng, từ Steve Jobs đến Jack Dorsey và cả Mark Zuckerberg, thật bất ngờ khi nó chỉ tới từ 3 từ đơn giản.


Ảnh minh họa

Đó là câu chuyện mà với nhiều người trong chúng ta, đôi khi nó trở thành huyền thoại. Họ là những nhà lãnh đạo vĩ đạo không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà còn là “người hùng” đối với những khách hàng khó tính nhất.

Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, bí quyết thành công của những nhà lãnh đạo nổi tiếng là gì? Steve Jobs đã làm thế nào để chèo lái “con thuyền” Apple với những chiến binh tinh nhuệ “vượt sóng lớn ra khơi”? Mark Zurkerberg làm gì để đưa Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất hiện nay?

Câu trả lời rất đơn giản, đó là ba từ duy nhất “TÔI KHÔNG BIẾT”.

Các nhà lãnh đạo luôn tự đặt câu hỏi: Đây là điều tôi cần biết bởi tôi đang lãnh đạo cả một công ty lớn. Trong khi đó, nhà sáng lập từng thất bại tại thung lũng Silicon – Maren Kate Donovan tiết lộ: “Việc nói dối hoặc che giấu vấn đề thực sự sẽ không thay đổi được hoàn cảnh thực tế. Nó chỉ khiến cho bạn và những người xung quanh cảm thấy nghi ngờ lẫn nhau hơn mà thôi”.

Đã đến lúc bạn cần nhìn thẳng vào thực tế rằng không phải lúc nào nhà lãnh đạo cũng là người biết được mọi thứ trong công ty. Nhưng họ phải biết khi nào mình cần thêm thông tin cho việc đưa ra quyết định. Nhà lãnh đạo phải dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, sự quyết đoán của bản thân chứ không phải vấn đề cá nhân để lãnh đạo doanh nghiệp.

Dưới đây là những cách đơn giản để nhà lãnh đạo có thể truyền tải thông điệp “Tôi không biết” đến nhân viên của mình.

Cần đánh giá lại mọi thứ khi chúng ta có thêm thông tin.

Tốt hơn hết chúng ta nên lập một danh sách những việc cần phải làm ngay bây giờ. Sau đó, hãy lập ra các giả định tốt nhất để bắt tay vào thực hiện.

Chúng ta cần có thêm một vài thông tin bổ sung khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Bạn cần lưu ý rằng, trong những trường hợp này cái mà nhà lãnh đạo cần đưa ra là hành động thực tế, chứ không phải những phân tích hay giả định. Do đó, truyền tải thông điệp “Tôi không biết” đồng nghĩa với việc bạn cần thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định.

Theo Trí Thức Trẻ/B.I