Thật dễ dàng để có thể gói gọn mọi thứ ngày ny qua ngày khác và chỉ cần làm như một cỗ máy tự động mà không cần suy nghĩ nhiều về các vấn đề lớn hơn đang đe dọa trong cuộc sống của bạn.
Vậy làm sao để người thành công bỏ qua những vấn đề gây nhiễu hàng ngày để làm việc tập trung và hiệu quả?
Sau đây là 6 câu hỏi mà tờ Inc đề xuất bạn nên tự vấn bản thân mỗi ngày để lấy lại sự tập trung và động lực theo đuổi mục tiêu.
1. Tại sao tôi ở đây?
Đây không phải là một câu hỏi trừu tượng quá lớn. Câu hỏi này kéo bạn trở lại thực tế và bắt tay vào hành động ngay. Điều gì mang tôi đến nơi này hôm nay? Tìm ra động lực là chìa khóa quan trọng khi thời gian của bạn trở nên quay cuồng bận rộn.
Việc tự nhắc nhở bản thân tại sao bạn cảm thấy hứng thú khi làm những công việc này có ý nghĩa lớn trong việc duy trì động lực làm việc của bạn. Có nhiều nhân tố thúc đẩy công việc bạn như tiền bạc, con người, thành tựu đạt được,…và tất cả những điều thú vị thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ và hứng khởi.
Giữ những động lực này trong đầu khiến bạn có thể mỉm cười và mang đến sự hài lòng với mỗi nhiệm vụ hoàn thành. Việc hiểu rõ ràng về lựa chọn của mình ra sao khiến bạn dễ dàng vượt qua cảm giác nóng giận cũng như những thách thức sẽ xuất hiện trong quá trình làm việc.
2. Tôi phải làm gì hơn nữa?
Điều này nghe có vẻ kỳ quặc khi tự hỏi bạn có thể làm gì hơn nữa trong khi mọi thứ đã rất bận rộn và bạn đang bị kẹt trong mớ công việc. Nhưng câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định ra điều gì có thể bị bỏ lỡ trong kế hoạch hiện tại.
Đó có thể là những công việc bổ sung thêm khiến các kỹ năng và khả năng của bạn sẽ tạo điểm khác biệt nhất trong sự thành công của một dự án.
Bên cạnh dó có những công việc bạn cần bỏ qua để nâng cao sự tập trung và tạo ra được tác động tích cực. Một điểm quan trọng khác của câu hỏi này là khi bạn cảm thấy quá tải, nó sẽ giúp bạn phân tích đâu là điểm bạn có thể thay đổi để dồn lực vào những cố gắng của mình.
3. Tôi có thể để điều gì ra đi?
Khi mọi thứ xung quanh bạn đang chuyển động nhanh, những thứ ưu tiên có thể thay nhanh chóng trong một ngày hay thậm chí là ngay lập tức. Việc quan trọng cần làm là đánh giá lại và đảm bảo những công việc trước mắt là phù hợp với bạn.
Một số nhiệm vụ từng có thứ tự ưu tiên cao có thể trở nên ít quan trọng ở hiện tại sau khi có thêm dữ liệu mới. Hoặc những người khác trong nhóm của bạn có thể thực hiện chúng hiệu quả hơn.
Bất kỳ thời điểm nào bạn có thể loại bỏ những nhiệm vụ trong danh sách công việc, bạn sẽ có nhiều thời gian và năng lượng để sử dụng hiệu quả hơn. Đây cũng là một câu hỏi tốt cho việc dọn dẹp đầu óc bạn khỏi mớ cảm xúc bừa bộn.
Bạn nên sử dụng câu hỏi này mỗi khi rơi vào tình trạng căng thẳng hay thất vọng trong ngày. Để những suy nghĩ và cảm xúc không hiệu quả ra đi sẽ khơi nguồn cho dòng năng lượng tinh thần tốt hơn xuất hiện.
4. Làm thế nào để tôi trở nên hiệu quả hơn?
Sự cấp bách là nguồn gốc ra đời của những phát kiến. Bạn nên tạo ra cho mình thói quen quản lý hiệu quả nhất mỗi khi trở nên cực kỳ bận rộn. Trong những ngày thời gian trở nên ngắn ngủi, những người thành công xem xét lại và cố gắng tìm ra những con đường ngắn và hiệu quả hơn để hoàn thành danh sách công việc của mình. Điều này xuất phát từ thói quen đặt ra câu hỏi trên.
Nếu bạn có thể tìm ra cách tốt hơn và nhanh hơn để hoàn thành điều gì đó hoặc một ai đó có thể chỉ cho bạn cách tốt hơn, hãy nhanh chóng thay đổi. Mỗi cách làm hiệu quả mới hoàn thành sẽ đem đến cho bạn thêm sức mạnh tinh thần cũng như hài lòng hơn trong công việc.
5. Tôi nên cảm ơn ai?
Bạn nhận thức được và đề cao những con người tài năng, tận tâm xung quanh mình, những người làm việc tuyệt vời và đóng góp vào sự thành công của toàn bộ dự án. Nhưng khi mọi việc đang trôi qua nhanh chóng, thỉnh thoảng bạn quên nói với họ rằng bạn cảm kích thế nào đối với những đóng góp của họ.
Không quan trọng họ là những người trực tiếp trong đội của bạn hay những người ngoài tiếp bước cho sự đóng góp đó. Bạn cần đặt ưu tiên vào việc làm cho họ cảm thấy xứng đáng với những nỗ lực của mình. Họ xứng đáng với những lời cảm kích và ghi nhận hơn cả việc bạn cảm thấy xứng đáng nhận được sự trợ giúp đó.
6. Tôi nên bắt đầu ngày mai ra sao?
Bạn không nên chờ đến tận cuối ngày để đặt ra câu hỏi này. Thực tế là mỗi ngày đều mang đến những thách thức của riêng nó và việc quá nhiều suy nghĩ phía trước có thể đánh lạc hướng nhu cầu của công việc hiện tại. Nhưng việc lên một chút kế hoạch phía trước sẽ khiến tâm trí của bạn cảm thấy dễ dàng và cho phép thiết lập những sắp xếp từ đó có thế khiến ngày mai trở nên hiệu quả hơn.
Hãy thử đợi đến 8 giờ tối hoặc thời điểm nào phù hợp với bạn để lập danh sách cần làm cho ngày mai, từ đó bạn có thể giải phóng cho bộ não, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu vào buổi tối.
Bạn không cần phải trở nên bận rộn điên cuồng để giành được giá trị từ những câu hỏi hàng ngày này. Trong những ngày bạn cảm giác tệ nhất, chỉ đơn giản là chúng có thể giúp bạn tập trung tâm trí từ đó bạn có thể tự tin hơn, thoải mái tinh thần và trân trọng trọn vẹn công việc của mình cũng như mọi người xung quanh bạn.
Theo Trí Thức Trẻ/INC.