Do đó, những sai lầm nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến con đường thành công của bạn bởi không ai muốn làm việc với một người thiếu chuyên nghiệp và thô lỗ.
Dưới đây là 10 nguyên tắc “không tốn một xu” nhưng lại giúp bạn thành công trong kinh doanh nhờ ứng xử chuyên nghiệp.
1. Dùng tên đầy đủ khi giới thiệu bản thân
Nhiều doanh nhân không thể nhớ được tên của tất cả những người mà họ đã từng gặp theo khuôn mặt. Bạn gặp một người từ buổi hội thảo năm ngoái và khi gặp lại anh ta không thể nhớ ra tên bạn là gì. Việc giới thiệu đầy đủ họ tên giúp người đối diện phân biệt bạn với hàng biển những người trùng tên khác. Đồng thời, điều này cũng giúp người khác dễ dàng tìm thấy tên bạn trên Linkedln hay các mạng xã hội có tính kết nối.
2. Không vắt chéo hoặc rung chân
Khi ngồi được một lúc, bạn thường sẽ thấy khó chịu và muốn cử động chân như vắt chéo hoặc rung chân. Đừng bao giờ làm điều này khi gặp gỡ đối tác, hãy cố gắng tìm một chỗ ngồi thoải mái nhất và giữ nguyên tư thế trong buổi nói chuyện.
3. Không ăn tại bàn làm việc
Ai cũng có những đồng nghiệp mang thức ăn đến công ty và ăn ngay tại bàn làm việc, mùi thức ăn sẽ làm cho mọi người trong phòng khó tập trung. Do đó, dù bạn chỉ có vài phút ngắn ngủi, hãy ăn trưa tại phòng ăn để tránh làm giảm năng suất.
4. Không tự ý bước vào phòng làm việc của người khác
Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bạn đang ngập trong núi công việc và đồng nghiệp bất ngờ bước vào văn phòng của bạn. Chắc chắn bạn sẽ bị mất tập trung và không thể hoàn thành mọi việc dang dở. Vì vậy, trước khi bước vào phòng làm việc của người khác, bạn hãy gửi email trao đổi xem liệu họ có đang rảnh và có muốn nói chuyện không.
5. Bày bừa đồ cá nhân trên bàn làm việc
Nếu cách đây 10 năm, bạn sẽ rất khó để nhìn thấy những chiếc ví da, túi xách hay điện thoại di động đặt trên bàn làm việc hay trong các phòng họp. Nhưng bây giờ có lẽ bạn sẽ không sống nổi 5 phút nếu phải rời xa chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, hãy tránh việc bày bừa những món đồ cá nhân đó trên bàn làm việc, chúng sẽ làm bạn mất tập trung và giảm năng suất lao động.
6. Cố đặt câu hỏi cho đến tận phút chót của mỗi cuộc họp
Các cuộc họp là thời điểm tuyệt vời để bạn đưa ra câu hỏi hoặc bày tỏ những thắc mắc của mình. Tuy nhiên, sẽ là bất lịch sự nếu bạn cố đặt câu hỏi đến tận những phút cuối cùng của cuộc họp khi mà tất cả mọi vấn đề đã thống nhất xong và mọi người đã quá mệt mỏi với những câu hỏi của bạn. Vì thế, hãy kiềm chế bản thân và đặt những câu hỏi quan trọng vào lúc đầu hoặc giữa cuộc họp.
7. Trả tiền nếu bạn chủ động mời
Nếu bạn là người chủ động mời khách hàng hoặc đồng nghiệp, hãy là người thanh toán hóa đơn dù đó là một bữa ăn hay chỉ là buổi cà phê.
8. Trả lời email của những người có liên quan
“Reply all” (Trả lời tất cả) là một kỹ năng cần thiết khi bạn cung cấp thông tin cho mọi người. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen không trả lời email của người khác.
9. Loại bỏ email của những người không cần thiết
Tất nhiên khi trả lời email, bạn cũng phải phân biệt xem ai là những người cần phải nhận được câu trả lời và ai là người không cần thiết. Hãy xóa tên người đó ra khỏi danh sách nhận email để tránh spam họ.
10. Biết tiết kiệm lời “Cảm ơn”
Không có gì sai khi bạn bày tỏ sự biết ơn của mình đối với người khác, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại lời cảm ơn sẽ biến thành thừa thãi. Thay vào đó, một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc là đủ rồi.
Theo Trí Thức Trẻ