3 bước nâng cơ hội thăng tiến lên gấp bội

Khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần viết ra các phương án giả định để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Không phải lúc nào bạn cũng thành công ngay lần đầu tiên. Có thể 6/10 những phương án bạn đưa ra sẽ thất bại nhưng hãy tin rằng, chỉ với 3 bước sau đây, bạn có thể tăng cơ hội chiến đấu của mình lên gấp bội.


Ảnh minh họa

1. Làm rõ định hướng kinh doanh

Một số người luẩn quẩn trong vòng xoáy: những sai lầm tương tự, cách giải quyết cũ và những ý tưởng không đột phá bởi một quy tắc ngầm rằng công việc kinh doanh và những giá trị sáng tạo là một câu đố không có phương án. Họ liên tục thử những phương án ngẫu nhiên và hy vọng điều kì diệu xảy ra.

CEO Errol Arkilic của công ty đầu tư M34 Capital và chương trình khoa học của I-Corps đã nghiên cứu và cắt nghĩa sự phức tạp của kinh doanh. “Chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ các khái niệm kinh doanh. Có rất nhiều trò bịp bợm trong giới kinh doanh. Nhưng mọi người chỉ quan tâm chiến lược của bạn có thể tạo ra giá trị gì và họ có thể trả bao nhiêu để có nó?”.

Con đường dẫn đến thành công luôn là một câu hỏi lớn. Mỗi bước đi cụ thể sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn con đường kinh doanh của bạn. Ghi lại tất cả những dữ liệu liên quan: Ý tưởng của bạn, phản hồi của khách hàng, hiểu biết từ ngành tương tự…

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn sử dụng được các dữ liệu này bất cứ lúc nào. Các dữ liệu và ghi chép này chính là cách khôn ngoan để luôn hiểu rõ sự vận hành mô hình kinh doanh của bạn và điều khiển nó đi đúng hướng.

2. Bài học từ sự thất bại

Thất bại khi kinh doanh là điều khó tránh. Dù khó khăn thế nào, đừng bao giờ bỏ qua những thất bại, vì nó chính là bài học cho bạn. Muốn thành công, bạn phải thử nghiệm và đánh đổi nhiều thứ.

Các doanh nhân tại Trung tâm LaunchPad giải quyết các vấn đề bằng cách xây dựng bản đề án kinh doanh với 10 ý tưởng, sau đó giới thiệu từng ý tưởng với các đối tượng tiềm năng như khách hàng hay đối tác. Ý kiến của các đối tượng tiềm năng sẽ giúp họ nhận ra sai lầm ở phần nào và có phương pháp giải quyết hiệu quả.

Phát hiện sai lầm từ những bước đầu tiên sẽ giúp bạn điều chỉnh kế hoạch dễ dàng và suôn sẻ hơn.

3. Nhìn nhận vấn đề khách quan

Người kinh doanh phải đối mặt với các vấn đề mỗi ngày. Những vấn đề là có nhiều thứ phát sinh mà chính người lập kế hoạch cũng không thể hình dung trước. Bạn cần duy trì góc nhìn khách quan khi đối mặt với vấn đề.

Lắng nghe về sai lầm của bản thân là điều thực sự khó khăn. Nếu bạn có thể tiếp nhận các thông tin tiêu cực và giải quyết được chúng, bạn chắc chắn sẽ chạm tới thành công.

Theo Trí Thức Trẻ