8 lý do khiến bạn “trượt vỏ chuối” ngay trong lần phỏng vấn xin việc đầu tiên

Trước khi ngồi nghĩ xem bạn đã làm gì sai, thì hãy tự hỏi bản thân rằng bạn đã chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn chưa?


Ảnh minh họa
Vừa ra khỏi phòng, bạn thở phào và cảm thấy buổi phỏng vấn vừa rồi đã trôi qua suôn sẻ.

Nhưng hàng tuần trôi qua, không ai gọi lại cho bạn. Tệ hơn là bạn chỉ nhận được email từ chối tự động với những lời sáo rỗng mà không nêu rõ lý do vì sao bạn bị loại. Rồi cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp đi lặp lại. Làm thế nào có thể tăng khả năng thành công khi phỏng vấn nếu bạn không biết lý do vì sao mình trượt?

Mặc dù có thể có nhiều lý do khách quan khác nhau, nhưng Jamie Hitchen, phụ trách tuyển dụng nhân sự cấp cao của Glassdoor đã làm rõ 8 dấu hiệu khiến nhà tuyển dụng loại bạn ngay từ vòng gửi xe.

1. Thiếu sự chuẩn bị

Trước khi ngồi nghĩ xem bạn đã làm gì sai, thì hãy tự hỏi bản thân rằng bạn đã chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn chưa?

Theo Hichens, đến buổi phóng vấn đầu tiên mà thiếu chuẩn bị, là bị “tuýt còi” ngay. “Có những thứ khó tìm như tính cách hay văn hóa của công ty thì không nói, nhưng bất kì ai cũng có thể đọc trước những câu hỏi phỏng vấn trên Glassdoor, kiểm tra profile của người phỏng vấn qua mình qua Linkedln hay Twitter hoặc có thể Goolge thật kĩ những khía cạnh về ngành của mình”.

“Hãy đến sớm 10-15 phút trước giờ phỏng vấn và mang dư một bản CV là những điều nên làm” – Hichens khuyên thêm.

2. Không thể hiện rõ nhiệt huyết

Buổi phỏng vấn đầu tiên là một cách để nhà tuyển dụng xem bạn có thực sự hứng thú với công việc hay chỉ quanh quẩn đi tìm việc chung chung. Đó là lý do vì sao Hichens nói: “Chuẩn bị rõ lời giải thích rõ ràng vì sao bạn quan tâm đến công việc và vị trí là một điều vô cùng quan trọng”.

Hãy tự hỏi bản thân: Điều gì đã thu hút bạn ở công ty? Nhiệm vụ của công ty/ ngành này có ý nghĩa thế nào với bạn? Vị trí này có phù hợp với công việc và sự nghiệp của bạn không?

Hãy lướt qua website của công ty và xem những tin tức liên quan. Hãy tìm profile của các vị lãnh đạo ở trong công ty và xem điều họ làm có truyền cảm hứng cho bạn không. Nếu bạn có bạn chung làm việc trong công ty, liên lạc với họ và tìm hiểu xem vì sao họ thích làm việc ở đó. “Hãy thể hiện tất cả những gì mình có để nhà tuyển dụng cảm thấy được bạn có đầy đủ phẩm chất phù hợp với vị trí và công ty”.

3. Quá thụ động

Đi kèm với sự chuẩn bị, hãy chắc chắn rằng bạn luôn có một thái độ chủ động xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Những người phỏng vấn muốn nhìn thấy bạn “hành động” và hỏi những câu hỏi chuyên sâu về công việc. Hichens luôn bị ấn tưởng bởi ứng cử viên hỏi người phỏng vấn những câu hỏi để giúp họ hiểu hơn về công việc. Hãy nhớ mang theo một quyển sổ và ghi lại những câu trả lời đó.

Một việc quan trọng sau khi phỏng vấn xong, đó chính là việc gửi mail cảm ơn trong vòng 24 – 48 tiếng. Bà nói: “Những người quản lý nhân sự luôn chia sẻ những bức thư cảm ơn của ứng viên cho tôi khi họ nhận được chúng”.

4. Quá “nổ”

Nếu việc thụ động quá là vấn đề, thì việc thể hiện ra quá nhiều trong buổi phóng vấn cũng là điều nên để ý. Thái độ quá háo hức hoặc ngạo mạn sẽ để lại cho quản lý ấn tượng bạn là người khó kiểm soát.

Trong buổi phỏng vấn, việc bạn tỏ ra quá háo hức hay biết tuốt sẽ khiến bạn cắt ngang câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bạn sẽ để lại ấn tượng nhi hơn nếu dành một vài giây để chuẩn một câu trả lời thấu đáo và đưa ra những ví dụ chắc chắn.

“Tránh lặp lại những từ: “như là” hay “uhm”… Hichens khuyên thêm: “Nếu bạn bị lúng túng, hãy dành giây lát để sắp xếp lại ý nghĩ và bắt đầu trả lời lại từ đầu”.

Việc phản hồi mail ngay lập tức thường sẽ là điểm cộng, nhưng hãy đảm bảo đừng viết quá lên. Hitchens cảnh báo rằng: “ Khi một ứng viên nói quá trong email, đấy sẽ là điểm trừ nặng”.

5. Tạo ấn tượng không tốt về ngôn ngữ cơ thể

Theo Hitchens, ấn tượng đầu tiên là tất cả. “Ánh mắt cũng quan trọng như một cái bắt tay chắc chắn. Đừng để ống tay áo luộm thuộm hoặc khoanh tay trước ngực. Bạn có thể để tay lên đùi hoặc lên bàn trước mặt bạn”.

Đối với trang phục, bà gợi ý luôn mặc lịch sự theo quy tắc chung. “Tránh mặc những đồ gây mất tập trung, trang điểm quá đậm hoặc đeo nhiều nữ trang, nước hoa có mùi nồng, hay tóc tai lấp lánh. Hãy để người người phỏng vấn có thể thực sự tập trung vào những gì bạn nói”. Và một điều quan trọng cuối cùng, phải luôn gọn gàng và sạch sẽ.

6. Bạn không thể hiện sự cam kết

Giữa buổi phỏng vấn, việc nhà tuyển dụng cần làm đó chính là đánh giá tiềm năng dài hạn của ứng cử viên cho vị trí. Ác mộng của họ chính là việc đầu tư thời gian và nguồn lực cho những nhân viên không có ý định ở lại lâu dài. Hãy sẵn sàng cho những câu hỏi dạng: “2/5/10 năm nữa, em thấy bản thân ở đâu?

Theo Hichens, những câu hỏi kiểu trên sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn hiểu hơn về nguyện vọng trong sự nghiệp và kế hoạch quá trình của bạn. Dựa vào đấy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có ở lại lâu dài với công ty hay không.

7. Bạn không hợp với văn hóa công ty

Khi nói đến tính cách, từng công ty sẽ có những đặc điểm khác nhau phù hợp với những ứng cử viên khác nhau. Ví dụ: Khi bạn làm việc ở những ngành đặc thù như ngân hàng hay luật thì tính cách đa dạng và sự hài hước sẽ không bao giờ thoải mái được như làm ở những công ty agency.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu về ít nhiều về văn hóa của công ty bạn chuẩn bị phỏng vấn và xem mình có phù hợp ở đấy không. Điều đó sẽ tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên và sẽ giúp bạn đến gần với công việc phù hợp với bạn nhất.

Một điều quan trọng khác là bạn phải tìm hiểu về cách làm việc của nhóm mà mình sắp gia nhập. Nếu nhà tuyển dụng nói rằng làm việc nhóm là điều tối quan trọng đối với thành công của nhóm, thì có lẽ, thói quen làm việc độc lập của bạn có thể không phải là điểm cộng cho lắm.

8. Thái độ không lạc quan

Hitchens đã nói rằng: “Điểm trừ lớn nhất của một ứng cứ viên là một thái độ tồi và thô lỗ. Tránh nói xấu công ty bạn đã hoặc đang làm việc. Hãy đối xử mọi người thân thiện và bình đẳng như nhau, dù đó là quản lý hay CEO”. Điểu này sẽ để để lại ấn tượng rất tốt.

Thêm vào đó, hãy luôn luôn lịch sự và tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng, dù có thể, giữa cuộc phỏng vấn, bạn cảm thấy vị trí này không dành cho mình hay công ty không phù hợp với bản thân. Theo như lời giải thích của Hitchen: “Hãy để lại một ấn tượng tốt, có thể không dành cho bây giờ, nhưng sau này, biết đâu bạn lại gặp lại những người đấy ở vị trí khác.

Trên đây là 8 lời khuyên Jamie Hitchen, người phụ nữa tài ba của Glassdoor. Hãy đọc và rút ra kinh nghiệm đối với bản thân mình nhé. Chúc các bạn may mắn.

Theo Trí thức trẻ