Đan Mạch đứng đầu với 82%. Theo sát phía sau quốc gia Bắc Âu này là các nước như Thụy Điển, Slovenia, Hà Lan và Áo với tỷ lệ xấp xỉ 80%. Hy Lạp nằm cuối cùng trong danh sách các quốc gia OECD đã phát triển với chỉ hơn ½ các bà mẹ là đang có việc làm.
Jana Javornik, trường đại học Leeds, đã chỉ ra rằng ở các quốc gia dân chủ xã hội như Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển, họ có nhiều chính sách hỗ trợ mô hình lý tưởng về bình đẳng giới và “working families” (những hộ gia đình có số giờ làm việc trung bình hằng năm của các thành viên trong gia đình từ 18 đến 65 tuổi vượt quá 1000 giờ). Ví dụ, tất cả bậc cha mẹ ở các quốc gia này được nghỉ phép có lương để chăm sóc con trước và sau khi sinh cũng như nhận được lương khi nghỉ phép vì bị ốm. Chính phủ các nước này cũng đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
So với các quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, nơi mà nhiều bậc cha mẹ phụ thuộc vào người thân để chăm sóc con cái cho họ, còn những người phụ nữ thì thường không thể quay lại làm việc sau khi có con vì vai trò của họ trong việc chăm sóc chúng.
Dữ liệu của OECD năm 2012 -2013 về các bà mẹ đang đi làm ở Đức cho thấy 39% trong số họ làm bán thời gian. Con số này cao hơn mức trung bình của OECD. Chỉ có ở 2 quốc gia khác là Hà Lan và Áo thì tỷ lệ phụ nữ có con làm bán thời gian mới cao hơn ở Đức.
Dân số Đức tiếp tục phải đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tỷ lệ làm việc bán thời gian cao ám chỉ rằng những người phụ nữ có con ở Đức đang phải làm một lượng lớn công việc không lương ở nhà.
Monika Queisser, người đứng đầu bộ phận chính sách xã hội tại OECD, nói: “Điều này không chỉ làm giảm vị thế kinh tế của người phụ nữ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển kinh tế khi cơ cấu dân số ở các quốc gia thay đổi.”
Theo trí thức trẻ