Bí quyết xử lý “tai nạn nghề nghiệp”

Khi mọi thứ không xảy ra như dự định, công việc sẽ rối tung…

Tình huống 1

Có một cuộc hội thảo quan trọng dự kiến sẽ diễn ra vào buổi sáng. Buổi chiều hôm trước, bạn phát hiện tay quản lý phụ trách đồ ăn trưa cho hội thảo đã “cuỗm” theo số tiền đặt cọc của sếp bạn và biến mất.

Khi mọi người tỏ ra vô cùng lo lắng, bạn bình tĩnh đi tới bàn làm việc của mình và đưa ra một danh sách các quản lý khác có thể chuẩn bị cho một bữa ăn trưa như ý.

Không có gì khác hơn là lời cảm ơn chân thành và sự tin cậy sếp dành cho bạn.

Tình huống 2

Cũng trong cuộc hội thảo đó. Nhân viên lễ tân công ty – người chịu trách nhiệm tiếp đón các quan khách đột ngột gọi điện xin nghỉ ốm vì bị cảm cúm. Mỗi người đều có một nhiệm vụ được phân công từ trước và không thể đảm nhiệm thêm phần việc phát sinh.

Các vị khách sẽ đi lang thang khắp công sở mà không nhận được một lời chào hay hướng dẫn nào? Thật may mắn, bạn đã có phương án dự phòng từ trước và biết chắc chắn sếp không muốn bị mất mặt trước quan khách tới dự hội thảo.

Cầm trong tay danh sách các trung tâm tuyển dụng tam thời và liên hệ xem mức giá hợp lý. Tất nhiên, bạn cần có sự đồng ý của sếp để thuê một nhân viên lễ tân làm việc trong ngày.

Tình huống 3

Công ty bạn đang trong giai đoạn bận rộn nhất của chiến dịch quan trọng quảng bá sản phẩm mới dự kiến sẽ ra mắt tuần tới. Theo kế hoạch, các thông cáo báo chí phải được hoàn tất nhưng chiếc máy in đột nhiên “dở chứng” và những bản in ra đều rất nhòe.

Thợ sửa chữa thông báo anh ta không thể đến được cho đến chiều mai. Điều này đồng nghĩa với việc thông cáo báo chí sẽ phát hành muộn.

Một cách bình tĩnh và chuyên nghiệp, bạn ngay lập tức liên hệ với các cửa hàng in gần đó và tìm kiếm mức giá hợp lý, chất lượng dịch vụ nhanh chóng.

Ngay trước khi một ngày kết thúc, bạn đã hoàn tất mọi tài liệu cần thiết và mỉm cười đón nhận sự biết ơn của sếp.

Tình huống 4

Bạn đang ngồi yên lặng trong góc nhỏ của mình ở công ty chợt nghe thấy tiếng hét thất thanh phát ra từ văn phòng sếp. Bạn chạy vào và phát hiện thấy màn hình máy tính của sếp chỉ có một màu xanh.

Bạn khởi động lại máy tính với hi vọng mọi việc lại tốt đẹp nhưng không có dấu hiệu tiến triển nào. Bản báo cáo quan trọng của sếp trong máy đã “không cánh mà bay”!

Ngay lập tức bạn thể hiện sự chu đáo và nhanh nhạy của mình. Bạn đã có trong tay danh sách của các chuyên gia tư vấn tin học chuyên về lĩnh vực phục hồi dữ liệu.

Thực hiện một cuộc gọi và ngay buổi chiều hôm đó, sếp hài lòng mời bạn đi ăn tối.

Theo tapchilamdep.com