Cách nhà lãnh đạo gạt đi bất đồng

Sự hách dịch về quyền lực thúc đẩy sự bất đồng quan điểm. Các nhà lãnh đạo chìm đắm vào sự thành công đã qua đôi khi nghĩ rằng họ xoay chuyển được cả sự thực, và rằng thực tế đó không áp dụng cho họ.
Những kẻ phản đối cản trở sự thay đổi khi họ chỉ hứa suông việc giải quyết các vấn đề nhưng lại phản đối các giải pháp cần đến sự hi sinh hay những chuyển hướng dính đến lợi ích bản thân.
Những người phản đối làm lợi cho những kẻ ăn theo bởi thông điệp “không thay đổi, vẫn vận hành như thường” xoa dịu được tất cả. Không làm khác đi hoặc chẳng làm gì cả – những điều đó thật dễ dàng. Im lặng chính là sự phản đối đầy sức mạnh. Những kẻ phản đối đơn giản chỉ cần ngồi chơi xơi nước, bỏ lỡ các cuộc họp, làm mất các báo cáo, hay để cho thời gian biểu trôi qua mà không hoàn thành. Và thế có nghĩa là không – thay – đổi.
Dù động cơ thay đổi là gì, có thể là sự nóng lên của trái đất, sự chấm dứt đầu cơ tài chính mạo hiểm, cải cách để hoạt động tốt hơn, thay đổi văn hóa doanh nghiệp, hay cách tân trong một tập đoàn có tiếng – tất cả đều làm cho việc đối mặt với các phản bác trở nên quan trọng. Có một vài phương pháp có thể giúp các bạn.
1. Những lập luận không thể chối cãi. Các nhà cải cách cần phải chắc chắn rằng những bằng chứng mà họ đưa ra đều không thể bị phản bác dù ở bất cứ lập luận nào. Ví dụ như khi luật cải cách y tế của Mỹ lần đầu được đưa lên Quốc hội thông qua, một vấn đề đã nảy sinh khi ban Ngân sách quốc hội đệ trình con số chi tiêu cao hơn con số của các nhà lập pháp đưa ra. Và thế là: miễn bàn. Một nhược điểm nhỏ thôi cũng có thể chấm dứt bất cứ một kế hoạch cải cách nào.
2. Các lý luận phản bác. Những người ủng hộ sẽ theo dõi cách thức các nhà lãnh đạo đối mặt với nghi ngờ và chỉ trích. Họ luôn phải chuẩn bị được câu trả lời cho mỗi sự công kích. Những người theo trường phái cải cách cần phải “biết người biết ta”. Không phải trốn tránh, mà phải đương đầu với những công kích đó, bằng những lời giải thích chọn lọc, đáp trả bằng những lý lẽ thuyết phục, đôi khi kèm theo sự đồng tình với một vài lý lẽ hoài nghi của bên đối địch.
3. Suy nghĩ rộng hơn. Thay đổi quan trọng là dựa vào lòng tin, nhiều hơn là sự thật; trong khi tương lai là kết quả không chắc chắn, thì sự thật chỉ là điểm khởi đầu. Các nhà cải cách phải ra sức thuyết phục các cổ đông bằng cách chỉ ra các ích lợi dài hạn đáng giá cho họ. Những nhà lãnh đạo này phải gây được niềm tin rằng họ luôn đứng về phía các cổ đông, luôn ủng hộ cho lợi ích và mục đích của số đông. Ở Australia, cựu lãnh đạo đảng đối lập, ông Turnbull, đã nghĩ rằng ông đã có đủ cơ sở lập luận ủng hộ cho mình, nhưng khi vấn đề khí hậu bùng nổ, cũng là lúc ông bị thua trước các lý lẽ và các cử tri vốn có bất bình với ông.
4. Áp lực và sự kiên trì. Khi những kẻ chống đối luôn phải đương đầu với áp lực cải cách ngày này qua ngày khác, họ sẽ phải đầu hàng. RBS và Goldman Sachs vẫn tiến hành chuyển đổi sang chính sách cắt giảm lợi tức mặc cho những lo ngại rằng họ đang đánh mất tài năng của mình, bởi những bất bình trong khu vực công đã được thổi phồng lên từ chính những quy định của khu vực này lại được phát đi phát lại trên các phương tiện truyền thông, Giữ nguyên những thông điệp hay giao tiếp truyền thông thường xuyên đôi khi có thể đánh bại những lời phản bác.
Đồng ý rằng quản lý dựa trên thực tế được coi là một phương thức tốt nhất để điều hành bất cứ một tổ chức nào, nhưng chúng ta vẫn sẽ không bao giờ có được câu trả lời thỏa đáng nếu chỉ dựa vào những phân tích trên. Bởi hiện thực còn có những lời phản bác và các yếu tố chính trị. Khi những lý lẽ lệ thuộc vào những lời giải thích, hay khi khoa học không còn sức tin cậy, thì khi đó mảnh đất màu mỡ cho sự phản bác ngày càng mở rộng.
Trên tất cả là yếu tố quản lý. Chúng ta hãy hi vọng rằng vẫn còn đó những nhà lãnh đạo có tầm nhìn đủ xa để chống lại những phản bác và tạo điều kiện cho những cải cách được tiến hành – dù cho đó là ở Detroit, Dubai hay bất cứ nơi nào trên thế giới này.

Theo Rosabeth Moss Kanter