Đối với nhiều nhân viên, “căng thẳng” thường đồng nghĩa với “mất tự tin trước đồng nghiệp” trong một buổi họp với Sếp hay bất cứ buổi họp quan trọng nào.
Nhiều người quá lo lắng khi chuẩn bị vào cuộc họp. Sau đó họ tiếp tục căng thẳng khi buổi họp kết thúc. Họ căng thẳng vì rất nhiều lý do nhưng hầu hết đều nghĩ rằng mọi cuộc họp đều không tốt, nhất là những cuộc họp đột xuất.
Vì thế nhiều người cứ đem tâm trạng bất an vào một buổi họp. Hậu quả là stress đã phá hỏng sự tự tin của bạn, làm bạn không thể giải bày hay đưa ra những ý kiến nhằm giúp công việc tốt hơn chẳng hạn. Nó sẽ làm bạn như bị đóng băng, sợ hãi, nói năng không mục đích, không thể điều khiển được chuỗi suy nghĩ hoặc toát mồ hôi đầm đìa.
Vậy bạn cần phải làm ấm mình trước khi bước vào buổi họp. Hãy thoải mái. Một vài kỹ thuật đơn giản sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh, giải toả thần kinh và kìm chế sự bồn chồn:
Hãy đến sớm (Nếu là buổi họp đã được lên lịch):
Thời gian là yếu tố quyết định tất cả mọi thứ: Đừng tạo áp lực cho bản thân trước một cuộc họp lớn. Đến trước khoảng 10 phút trước khi buổi họp bắt đầu.
Nếu bạn đến quá sớm, bạn sẽ phải ngồi chờ và càng lo lắng hơn. Và nếu bạn đến quá trễ, bạn sẽ phải chạy đua với thời gian, tim bạn sẽ không kịp hồi phục sau một cuộc chạy nước rút như thế.
10 phút trước buổi họp sẽ giúp bạn nghỉ ngơi và cho bạn cơ hội hít thở đều đặn, tập trung tinh thần và nắm bắt mọi thứ xung quanh. Bạn chỉ cần đủ thời gian, không cần quá nhiều thời gian.
Hãy nghĩ tới thành công:
Hãy luôn nghĩ đến những kết quả tốt. Vì thông thường ta luôn biết trước nội dung trong các buổi họp. Do đó ưu điểm là bạn đã chuẩn bị tài liệu sẵn sàng nên không việc gì phải căng thẳng. Hãy cố gắng trình bày tốt ý kiến của mình và thật bình tĩnh khi lắng nghe ý kiến từ nhiều đồng nghiệp đặc biệt là Sếp. Mạnh dạn phát biểu và đưa ra quan điểm khi bạn nghĩ là đúng. Điều này rất thích hợp kể cả trong những buổi họp đột xuất.
Bởi sự tưởng tượng là phương pháp giải toả hữu hiệu mà bạn có thể tạo ra một hình ảnh tinh thần, đẩy lùi stress hoặc chiến thắng những tình huống đầy thách thức. Sau đó bạn có thể hình dung ra sự thành công trong tình huống này. Làm như thế, bạn sẽ chuẩn bị về tinh thần thật tốt để xử lý được các sự kiện trong bất cứ buổi họp nào. Bởi vì những ý nghĩa tích cực lạc quan góp phần không nhỏ vào các thành công của bạn.
Hãy suy nghĩ tích cực về sự thành công trong tâm trí của bạn, và bạn sẽ sớm thực hiện được nó trong thực tế.
Thoải mái:
Một nhân viên thoải mái là nhân viên đầy tự tin.
Hãy cho Sếp và đồng nghiệp biết bạn đang rất bình tĩnh, thoải mái và làm chủ được mình trong suốt buổi họp. Họ sẽ thừa nhận là bạn đã sẵn sàng cho việc lên chức chẳng hạn.
Sử dụng những cách sau để tạo sự thoải mái trong suốt buổi họp:
– Thở thật sâu và chầm chậm (dĩ nhiên là phải yên tĩnh).
– Ngồi thẳng và đừng bắt chéo hai tay hoặc chân của bạn.
– Nói chuyện từ tốn và ngừng lại để thở đúng lúc.
– Luôn giữ tay và miệng bạn thoải mái; không siết chặt tay hoặc nghiến răng.
– Mỉm cười – đây là một phương thuốc có tác dụng lây lan rất nhanh. Nếu bạn vui vẻ thì Sếp và các đồng nghiệp cũng sẽ vui vẻ lại với bạn.
Hãy ngừng lại, đừng hoảng sợ:
Trong mỗi cuộc họp, vẫn có nhiều việc bất ngờ xảy ra không như dự định của bạn. Tiếp theo sẽ xảy ra một khoảng thời gian im lặng lung túng thật khó khăn. Bạn nói vấp, bạn lầm lẫn các ý kiến. Trong trường hợp này, đừng hoảng sợ. Đây là lúc bạn cần sử dụng các kỹ năng thư giản nhằm điều khiển tình hình.
Thật là đơn giản nếu bạn có thể điều khiển được nỗi sợ và lo lắng của bạn. Đừng để sự sợ hãi lấn áp bạn và khiến bạn bắt đầu mất kiểm soát và trượt dài trong sai sót, dẫn đến căng thẳng hơn.
Khi bạn cảm thấy bản thân bắt đầu lo sợ và mất tập trung, hãy dừng lại. Nói nhỏ với bản thân là bạn có thể giải quyết được tình huống này. Tập trung lại. Sau đó tiếp tục trình bày các vấn đề giải quyết.
Một sự ngừng lại nhanh khoảng 10 giây có thể rất cần thiết cho bạn. Nó giúp bạn lấy lại bình tĩnh và kiểm soát. Và chắc chắn là những người trong buổi họp cũng không có đủ thời gian chú ý đến sự lúng túng khi đó của bạn.
Theo Nhân Nghiệp