Nhìn tổng thể các ngân hàng cũng là doanh nghiệp vì vậy khi các doanh nghiệp không còn sức vay với lãi suất cao nữa thì về mặt cung cầu của thì trường ắt ngân hàng sẽ “ế” tức mất khách hàng hoặc không còn khách hàng nói tóm lại là sẽ mất thị phần. Vậy sao các ngân hàng không tìm lấy “điểm chung” vốn có của doanh nghiệp là củng cố niềm tin và chiếm lĩnh thị phần bằng cách” chất lượng và giá cả” của hàng hóa gỡ bỏ thế “tồn đọng” sản phẩm bằng cách hạ lãi suất vay xuống ở mức doanh nghiệp còn có thể gượng chịu được cho tất cả các khoản vay cũ và mới. Về vấn đề này các ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm thấy “điểm chung”?
Thực trạng rất nhiều doanh nghiệp cần vốn “khát vốn” nhưng vay với lãi suất có thể chấp nhận được đang là rào cản vì sao vây? Ngân hàng cần hiểu rõ hơn ai hết vấn đề này ? Đừng vì lợi ích nhóm hay lợi ích trước mắt mà ép doanh nghiệp đến chỗ chết ? xong lại kêu gào “nợ xấu” tăng .
Về nguyên tắc các ngân hàng cũng là doanh nghiệp công bằng mà nói kinh doanh “lời ăn lỗ chịu” anh không có giá cả và chất lượng “hàng hóa, sản phẩm ” của mình phù hợp với thị trường thì anh sẽ “ế” tồn đọng hoặc anh cố tình bán với giá cao và ép khách hàng “bằng nhiều hình thức ” thì một kết cục là bản thân anh cũng phải gánh chịu hậu quả ? Đừng bao giờ “mang lợi ích nhóm” ra để làm nghèo nền kinh tế làm méo mó thị trường tài chính và sai lệch giá cả “hàng hóa sản phẩm ” đích thực trên thương trường? Chắc chắn cái gì “bị ép ” sẽ nhanh chóng vỡ tan mà thôi?
có khoảng 42% doanh nghiệp không vay vốn để sản xuất kinh doanh trong khi có gần 58% số doanh nghiệp đang vay vốn để sản xuất kinh doanh
Mặc dù trên thực tế các ngân hàng như Eximbank vừa đưa ra chương trình cho vay tiền đồng tham chiếu theo tỷgiá USD/VND từ nay đến hết năm 2012. Theo đó, khi thanh toán nợ gốc lãivay, người vay trả theo tỷ giá tối đa không vượt quá 3% so với tỷ giátại thời điểm giải ngân, vượt trên mức này Eximbank trả. Như vậy, tỷ giáổn định, người vay chỉ trả 7%/năm, còn trường hợp tỷ giá biến động xấunhất, họ trả cao nhất 13%/năm.Như vậy mức rủi ro vẫn tương đối cao cho các doanh nghiệp. Bằng mọi cách các ngân hàng vẫn chưa tìm lấy điểm chung để cùng cứu doanh nghiệp và cứu chính mình vượt khó trong khi kinh doanh lại rất khó khăn nư hiện nay mức lãi vay xấu nhất đến 13% năm với USD là quá cao rồi ?
Về thực tế lượng giải ngân đạt 1.200 tỉ đồngtrong một tuần và trong ba ngày kế tiếp đã tăng gấp đôi, tổng cộng gần2.700 tỉ đồng cho 234 khách hàng, gồm 35 cá nhân và 199 doanh nghiệp.Trong đó, vay kỳ hạn một tháng là 606 tỉ đồng, chiếm 22,84%; hai thánglà 43 tỉ đồng, chiếm 1,65%; kỳ hạn 3 – 5 tháng chiếm 9,86%. Doanh nghiệpvay nhiều nhất ở kỳ hạn sáu tháng với 1.743 tỉ đồng, chiếm 65,65%. Cũng không phải là các doanh nghiệp hào hứng vào cuộc mà một phần vẫn ở trong tư thế gượng ép vay để “tồn tại” chưa thấy ngòi nổ để tháo gỡ khó khăn chung.
Mặt khác các ngân hàng cũng đưa ra chươngtrình cho vay đối với những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhằmđể người vay không lo nhiều về biến động tỷ giá. Việc khoản vay gắnliền với tỷ giá, là bởi, nếu cho vay bằng ngoại tệ, thì theo quy địnhchỉ một số nhóm đối tượng nằm trong diện được vay. Còn khi chuyển đổingoại tệ sang tiền đồng, nhiều đối tượng khác nhau có thể vay ở mức lãisuất USD.
Nhiều ngân hàng đã chào mời lãi suất 12 – 13%/năm. Đầutuần này, VIB vừa giảm lãi suất từ 14,2% xuống còn 9,9%/năm trong batháng đầu cho người vay mua, xây, sửa nhà. ACB cũng vừa đưa ra chươngtrình cho vay tín chấp cho người vay thân thiết với hạn mức vay lên đến500 triệu đồng…
Nhìn chung các chương trình lãi suất thấp của ngân hàngphần lớn gói gọn trong quy mô vài ngàn tỉ đồng, hầu hết nhắm đến chovay bất động sản nếu là cá nhân; còn doanh nghiệp thì phải có đầu ra,làm ăn tốt, và có tài sản thế chấp tốt. Vì sao phải có tài sản thế chấptốt? Một nhân viên tín dụng ngân hàng cho biết, từ đầu năm đến nay nhânviên này từ chối nhiều doanh nghiệp vay thế chấp tài sản bằng hàng tồnkho, kế đến là nhà xưởng, kho bãi. Bởi, nợ xấu của ngân hàng đang nằmnhiều ở hàng tồn kho, nguyên vật liệu; và hạn chế thế chấp bằng nhàxưởng vì rủi ro từ chính sách đất đai. Chính vì vậy, để chọn được doanhnghiệp có đầu ra tốt, phương án kinh doanh hiệu quả, tài sản thế chấptốt và… chịu vay, nhân viên này chỉ tìm được một vài khách hàng trongsáu tháng nay.
Nhìn lại thời gian qua với kết quả tổng điều tra doanh nghiệp đợt 1 do tổngcục Thống kê tiến hành từ ngày 1.4 đến 16.5.2012, lãi suất vay vốn quácao là yếu tố cản trở lớn nhất trong số 11 yếu tố thuộc môi trường kinhdoanh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tổng cụcThống kê, để hỗ trợ doanh nghiệp từng bước thoát khỏi khó khăn hiện nay,các giải pháp ưu tiên mà Chính phủ cần sớm triển khai trong thời giantới theo thứ tự là: ổn định lãi suất vay vốn hợp lý, hỗ trợ lãi suất vayvốn; ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định giá điện; cải thiện cơ sở hạ tầng;tập trung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ tiêu thụsản phẩm trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ phát triển và đổi mới công nghệđể phát triển sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường pháp lý và hiệuquả giải quyết tranh chấp.
Cũng theo kết quả tổng điều tra trên, có khoảng 42%doanh nghiệp không vay vốn để sản xuất kinh doanh trong khi có gần 58%số doanh nghiệp đang vay vốn để sản xuất kinh doanh. Lý do không vay vốnđể sản xuất kinh doanh, có trên 46% doanh nghiệp cho rằng không có nhucầu vay, gần 40% doanh nghiệp cho rằng vì lãi suất quá cao, 28,5% doanhnghiệp cho rằng thủ tục vay phức tạp, mất nhiều thời gian và gần 19%doanh nghiệp cho rằng không có đủ tài sản để thế chấp.
Như vậy cho thấy có gần 71% doanh nghiệp chobiết đang vay vốn với lãi suất trên 17%/năm, trong đó số doanh nghiệpvay vốn với lãi suất trên 17 – 18%/năm chiếm 18,4%; trên 18 – 19%/nămchiếm 19%; trên 19 – 20%/năm chiếm 17,6% và trên 20% là 15,9%. Các doanhnghiệp cho biết,Họ cần được làm thủ tục hạ trần lãi vay các khoản nợ này về mức từ 10 – 15%/năm thì họ mới sống nổi còn không con số doanh nghiệp chiếm 71% đang tồn tại kiểu “lâm sàng” .
Nhìn chung xét thấy đã là kinh tế thị trường thì các daonh nghiệp cần được bình đẳng trong kinh doanh chính sách của nhà nước cần tạo cho môi trường kinh daonh có lấy điểm chung đó là mọi sản phẩm hàng hóa được đưa ra thị trường cần đạt được hai điều kiện cần và đủ đó là “giá cả và chất lượng ” sản phẩm phải cạnh tranh kể cả sản phẩm về “tài chính” cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhưng hiện nay với các chính sách điều hành tiền tệ thì chưa tạo ra cho Ngân hàng và doanh nghiệp có lấy một “điểm chung” nào và do vậy nếu Ngân hàng thua lỗ thì họ cũng cần phải tự gánh chịu. Tuyệt đối tuân theo luật doanh nghiệp chứ không thể bỏ tiền nhà nước “của dân” ra để mua nợ xấu cứu Ngân hàng được? Nếu cứu cần cứu chung cho cả cộng đồng doanh nghiệp “xóa nợ xấu” hoặc đưa các khoản vay này về lãi suất bằng 0 hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp vượt khó.
Theo Phương Mai