Bí quyết làm nên nhà lãnh đạo lỗi lạc.

Những CEO tài giỏi thực thụ sẽ biết mình cần làm gì. Sau hơn 7 năm đào tạo các CEO, chuyên gia Jim Schleckser tiết lộ điều khiến các CEO trở nên vượt trội so với các đối thủ của mình.
Trong vòng 20 năm qua, ông Schleckser là một doanh nhân thành đạt, và 7 năm gần đây nhất, ông chuyên đào tạo các CEO trẻ trong dự án nâng cao năng lực kinh doanh cho các CEO. Nhiều người trong số học viên của ông đang là lãnh đạo của 500 công ty hàng đầu nước Mỹ. 
Song ông cũng hiểu rõ rằng, lọt vào danh sách top 500 công ty hàng đầu nước Mỹ đã khó, việc duy trì vị trí ấy còn khó hơn nhiều lần. Ông từng thảo luận vấn đề này với nhiều CEO trong dự án. Đó là một áp lực lớn, đòi hỏi nhà lãnh đạo cần phải biết cách tuyển dụng nhân tài, sống và làm việc một cách cân bằng. Đặc biệt là việc phân bổ thời gian phải hết sức hợp lý. Dưới đây là những bí quyết làm nên nhà lãnh đạo lỗi lạc.
1. Phân bổ thời gian hiệu quả
Họ giành rất nhiều thờ gian hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình, xác định xem mình làm gì và cho ai, đạt được mức lợi nhuận tương xứng, trả giá tương xứng và có được một địa vị tương xứng. Các Ceo tài giỏi cũng tốn không ít thời gian vào việc bồi dưỡng các tài năng. 
Điều này không có gì bất ngờ, bởi những lãnh đạo có năng lực sẽ tìm cách khai thác tối đa nguồn nhân lực trong tay mình. Khi một công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với nhân tài trong tay, một CEO có thể khiến họ mang lại cho công ty mình nguồn doanh thu 20 triệu đôla một năm chứ không hài lòng với con số 7 triệu đôla một vài năm về trước.
2. Trực tiếp tuyển dụng nhân sự
Khi công ty mới đi vào hoạt động, CEO của công ty đó nên đích thân phỏng vấn từng nhân viên. Khi việc kinh doanh ổn định thì việc này có thể được giao lại cho các cấp dưới thân tín.
3. Không ngừng tìm kiếm nhân tài
Người có thực sự có tài sẽ luôn luôn chiến thắng. Họ là người thường nắm thế chủ động, nhanh nhạy và có nhiều thành tích trong quá khứ. Xem xét hồ sơ về công việc trước hay thành tích của họ sẽ thấy rõ ai là người đáng tin cậy, nhiệt tình và có đam mê trong nghề nghiệp. 
Một cách khác để nhận ra họ đó là, trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng trực tiếp đề cập những vấn đề như: “Chúng tôi muốn tăng doanh thu năm tới lên 30%” hay “Chúng tôi muốn anh tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất xuống khoảng 200.000 đôla trong vòng 6 tháng tới”. Một nhân viên tiềm năng sẽ coi đây là một thử thách đáng mạo hiểm, còn người hạn chế về mặt năng lực ngay lập tức sẽ có biểu hiện lo âu, bối rối.
4. Nhận biết những đối thủ dưới tầm
Những CEO thiếu kinh nghiệm thường không nhận thức được hết trách nhiệm trên vai họ. Họ không biết mình cần tạo ra những thay đổi gì để xúc tiến công việc kinh doanh của công ty. Họ không biết bố trí thời giam một cách hiệu quả nhất và chỉ rập khuôn những mớ lý thuyết kinh doanh được học trên ghế nhà trường.

5. Ưu tiên trách nhiệm lãnh đạo
Đó là sự thực hiển nhiên, bởi các hoạt động của lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn tới việc vận hành công ty. Nếu vị CEO của một công ty từng là người có khả năng bán hàng tuyệt vời nhất, có thể mang về cho hãng 20 triệu đôla doanh thu mỗi năm, thì một khi ngồi vào ghế CEO, ông sẽ phải trao trách nhiệm nâng cao doanh thu bán hàng của công ty cho cấp dưới. Bởi có những việc cần đầu tư toàn bộ thời gian và tâm huyết như tìm ra chiến lược kinh doanh mới, thu hút nhân tài, lên kế hoạch điều hành công ty và những bước tiến tiếp theo cho doanh nghiệp.
6. Cân bằng giữa chủ kiến cá nhân và ý kiến tập thể
Đối với một CEO, sự cân bằng giữ chủ kiến cá nhân và ý kiến tập thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Sự trái chiều trong quan điểm giữa lãnh đạo và nhân viên là điều thường gặp, tuy nhiên người lãnh đạo nên biết lắng nghe ý kiến của số đông và có sự chọn lọc hợp lý.
Những CEO tài giỏi thực thụ sẽ biết mình cần làm gì.

Theo Phong Linh