Thời bão giá và bài toán “tiết kiệm”, “cắt giảm” của doanh nghiệp

“Tiết kiệm”, “cắt giảm” vẫn đang là những từ “hot” của hầu hết mọi người khi nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong khối doanh nghiệp, nhân tố chính của nền kinh tế.
Làm sao “cắt giảm” và “tiết kiệm” một cách hợp lý đang làm các ông chủ doanh nghiệp đau đầu. Một buổi chiều hẹn cà phê với anh bạn lâu năm là chủ một doanh nghiệp khá lớn, tôi đã hiểu được phần nào câu chuyện toan tính của doanh nghiệp hiện nay.

Vắt óc cân đối thu chi
“Lâu lâu mới gặp, kiểu đầu hoa râm này mới đây, chắc toan tính nhiều?”. Tôi mở lời trước bộ dạng của ông bạn vàng.
“Không toan tính mà tính toán thôi, thời buổi này làm chủ doanh nghiệp vất vả lắm. Cái gì cũng phải tính. Giờ một đồng cũng quý nên lúc nào cũng phải “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Ông bạn tôi vừa ngồi xuống, vừa nói rồi thở dài đánh thượt.
Hỏi ra mới biết, trước đây vay tiền ngân hàng không khó như bây giờ, mọi thứ cũng không đắt đỏ, lên giá vù vù như thế này. Mọi chi phí đều tăng chóng mặt, chỉ có thu nhập là “hẻo”. Bài toán cân đối thu và chi để tái sản xuất, kinh doanh trở nên khó hơn trước rất nhiều. 
Trước đây, thỉnh thoảng còn cà phê cà pháo với bạn bè, giờ cũng phải “cắt giảm” để dành thời gian tính toán chi phí sao cho “tiết kiệm” mà vẫn hợp lý, sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất?
Để minh chứng, anh nói: “Ngay như có vốn nhàn rỗi để đi gửi ngân hàng tại thời điểm này thì việc gửi tiền ngân hàng thế nào cũng phải tính. Mấy tháng trước lãi suất theo thỏa thuận lên đến 19-20%, giờ thì ngân hàng tuân thủ lãi suất tối đa 14%.”
Anh bạn cho hay, trước thì các ngân hàng linh hoạt hơn về kỳ hạn, cho phép rút trước hạn vẫn đảm bảo quyền lợi lãi suất cao trong thời gian thực gửi, rút gốc linh hoạt… để tối đa hóa lợi ích cho nguồn tiền nhàn rỗi của mình, trường hợp có phát sinh nhu cầu đột xuất thì quyền lợi cũng được đảm bảo. Nhưng nay Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất cho các khoản rút trước hạn (thông thường khoảng 3%/năm). Thế nên việc tính toán hiệu quả đối với các khoản tiền gửi nhàn rỗi, lựa chọn kỳ hạn cho phù hợp ngày càng phải tính toán kỹ lưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tính toán có kỹ đến mấy thì vẫn không tránh khỏi những lúc xuất hiện nhu cầu thanh toán đột xuất. Lại mất không một khoảng thời gian gửi tiền tại ngân hàng. Nên anh bạn tôi nói vui “Người tính không bằng trời tính”, coi như an ủi phần nào.

“Thả con săn sắt, bắt con cá rô”
Câu chuyện đến hồi căng thẳng thì anh bạn tôi bất ngờ cười hỉ hả: “Nhưng giờ có cách cho vụ này rồi. Khi sử dụng dịch vụ “Tiền gửi kết hợp” tại BIDV thì căn cứ trên số dư tiền gửi có kỳ hạn, công ty tôi sẽ được cấp một hạn mức thanh toán bằng VND trên tài khoản tiền gửi thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán. 
“Trường hợp nếu công ty có thể bù đắp được hạn mức đã sử dụng vào cuối ngày thì sẽ không phải chịu lãi suất. Còn nếu sử dụng hạn mức này qua đêm thì công ty cũng chỉ phải trả với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường là 1%/năm. Thời hạn cấp hạn mức phụ thuộc vào thời hạn còn lại của khoản tiền gửi. Đặc biệt là có thể được cấp hạn mức tối đa bằng 100% số dư tiền gửi có kỳ hạn tại BIDV. Chính cơ chế này sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán phát sinh ngoài kế hoạch mà vẫn đảm bảo tối đa lợi ích cho khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp”, anh giải thích thêm.
Thấy tôi chưa kịp phản ứng gì, anh bạn liền giải thích: “Này nhé, công ty tôi có khoản tiền gửi 10 tỷ đồng, kỳ hạn 2 tháng lãi suất 14%/năm. Trong quá trình kinh doanh phát sinh nhu cầu thanh toán đột xuất với số tiền là 10 tỷ đồng trong khi khoản tiền gửi còn 15 ngày nữa mới đáo hạn. 
Khi đó tôi sẽ đứng trước 2 lựa chọn: Một là thực hiện rút toàn bộ khoản tiền gửi có kỳ hạn để phục vụ cho nhu cầu thanh toán đột xuất của mình. Khoản tiền gửi có kỳ hạn của tôi chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn với số tiền lãi: (10.000.000.000*3%*45)/360=37.500.000 đồng. Hai là, được BIDV cấp cho một hạn mức thanh toán 10 tỷ đồng với lãi suất tối đa là 17%/năm với thời hạn 15 ngày. Khi đó tiền lãi của khoản tiền gửi có kỳ hạn 20 tỷ chúng tôi được hưởng là: 233.333.333 đồng, tiền lãi phải trả khi sử dụng hạn mức thanh toán là: 70.833.333 đồng. Như vậy, số tiền lãi thực tế nhận được sẽ là 162.500.000 đồng. Sướng không!?”
Đến đây thì tôi phải nói đùa: “BIDV có dịch vụ hay thế sao không dùng từ trước, tóc có phải bớt bạc không?”. 
“Thực tế nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là thực tế và không phải lúc nào cũng lên kế hoạch được. Nên khi sử dụng dịch vụ này tôi thấy sử dụng đồng vốn linh hoạt và hiệu quả hơn hẳn. Khoản lãi nho nhỏ đó chỉ như con “săn sắt” thôi, để còn bắt con “cá rô” chứ”, anh bạn tôi hoan hỉ ra mặt.
Có thể thấy, các dịch vụ ngân hàng quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Sản phẩm “Tiền gửi kết hợp” của BIDV ra đời đã cho thấy việc kết hợp sáng tạo các cơ chế sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

Theo Nhuongquyenvietnam