Lý do không nên “giãi bày tâm sự” với phòng nhân sự

Người của phòng nhân sự , dù là giám đốc hay nhân viên, đều có trách nhiệm như nhau: bảo vệ công ty khỏi những rắc rối nảy sinh như nhân viên nghỉ việc hàng loạt, các vụ kiện tụng, tinh thần làm việc kém hay điều kiện làm việc không an toàn.
Nếu bạn là nhân viên đang có những vấn đề cần chia sẻ hoặc phàn nàn và định “giãi bày” với phòng nhân sự, bạn nên cân nhắc kỹ vì những nguyên nhân sau:

Phòng nhân sự không bị ràng buộc bởi luật bảo mật
Từ sếp đến nhân viên của phòng nhân sự đều tử tế với mọi người và họ sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của tất cả mọi người. Các nhân viên bình thường coi nhân viên nhân sự như người tư vấn, nhà trị liệu tâm lý trong công việc có tính kiên nhẫn và bảo mật. Quan niệm này đôi khi “ru” bạn, làm bạn có cảm giác nhân viên nhân sự là bạn của bạn và họ là những người đáng tin cậy.
Tuy nhiên, thực sự dù cho có đáng tin cậy, có nhân cách tốt thì các nhân viên nhân sự cũng có nhiệm vụ phải hoàn thành. Khi phải trả lời cho các câu hỏi của chủ doanh nghiệp, họ sẽ phải đưa ra các câu trả lời trung thực, kể cả nếu điều đó có nghĩa là nói ra các thông tin bạn đã chia sẻ với họ.
Nhân sự có thể chia sẽ những điều bạn nói với họ
Nếu bạn chia sẻ về việc không hài lòng với anh bạn đồng nghiệp kế bên, một điều chắc chắn thông tin này sẽ được chia sẻ lại. Đôi khi, bạn thấy khó khăn khi phải quyết định chia sẻ với phòng nhân sự hay giữ lại cho riêng mình, đặc biệt nếu bạn bị yêu cầu hỏi ý kiến về một sự vụ nào đó trong công ty, hay đồng nghiệp của bạn đã gây ra một lỗi lầm nào đó. Liệu bạn có chia sẻ cảm nhận của bạn về đồng nghiệp này và những lỗi lầm của anh ấy? Một lời khuyên dành cho bạn, hãy cẩn thận với những điều bạn nói vì có thể một ngày nào đó nó được sử dụng để chống lại bạn.
Bạn có thể vô tình tiết lộ chia sẻ cấm kỵ
Nếu bạn đi phỏng vấn cho một công ty mới, bạn không cần thiết phải nói về tình trạng hôn nhân, tuổi tác hay tôn giáo với các chuyên gia của phòng nhân sự, chúng là những chủ để cấm kỵ. Họ quan tâm nhiều hơn đến kĩ năng và thái độ làm việc của bạn. Bạn không nên nói xấu đồng nghiệp. Phòng nhân sự không thích nghe điều đó. Nếu khi phỏng vấn, các chuyên gia nhân sự hỏi lý do nhảy việc, bạn chỉ nên nhấn mạnh bạn muốn tìm kiếm cơ hội mới và tránh nói về những việc tiêu cực. 
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý tránh chia sẻ quá mức những vấn đề riêng tư. Có thể chấp nhận được nếu bạn chia sẻ về tình trạng sức khỏe của bạn, rằng bạn sẽ phải gặp bác sĩ một vài tháng tới. Tuy nhiên, bạn không nên chia sẽ những chuyện như bạn cùng phòng với bạn ăn ở rất bữa bãi hay bạn không hài lòng với cách cư xử của người hàng xóm… Hãy luôn ghi nhớ, mọi điều bạn chia sẽ dù là rất đơn giản, phòng nhân sự nó sẽ nhìn nhận nó một cách nghiêm túc và họ có thể – dù vô tình hay miễn cưỡng – đánh giá bạn về những điều riêng tư bạn chia sẻ hay thậm chí nhắc lại câu nói của bạn.
Cuối cùng, bạn có thể là người thích tâm sự nhưng chớ nên tâm sự với phòng nhân sự. Hãy luôn mỉm cười và cung cấp cho họ những thông tin họ yêu cầu một cách chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn gặp phải vấn đề trong công việc, hãy cố gắng giải quyết với đồng nghiệp và sếp của bạn trước khi bạn tìm đến với phòng nhân sự.

Theo Jobacle