Đối phó với nhân viên hay than phiền

Bất cứ nhà quản lý nào cũng phải đối mặt và giải quyết mọi phàn nàn từ nhân viên. Và nếu bạn tỏ ra hờ hững với những rắc rối của họ thì hay chăng bạn đã vô tình tạo cho cấp dưới cái quyền được phép không tôn trọng lãnh đạo rồi đấy.
Hãy bắt đầu bằng cách: lắng nghe, thấu hiểu và hành động

Đây là một bí quyết mang lại thành công trong giới kinh doanh và là tuyệt chiêu không thể thiếu đối với các nhà quản lý chuyên nghiệp.
– Hãy lắng nghe: bắt đầu từ sự đồng cảm và cho nhân viên biết bạn hiểu những gì họ đã phải trải qua.
– Thấu hiểu: kể hoặc đưa ra một vài câu chuyện mà ai đó thậm chí chính bạn đã từng phải trải qua những nỗi ưu phiền tương tự.
– Hành động: nói cho nhân viên biết ai đó đã làm thế nào khi gặp phải hoàn cảnh tương tự, cho họ thấy tình cảnh của họ không quá ảm đạm như họ nghĩ, họ có thể vượt qua nó khi nhìn vấn đề theo chiều hướng khác nhau.
Giả sử Bill – nhân viên của bạn phàn nàn về Jonh đồng nghiệp của anh ta rằng: Jonh làm việc rất chậm, điều này khiến Bill không thể hoàn thành được báo cáo vì những số liệu đó do Jonh phụ trách. Nhà quản lý có thể nói với Bill rằng: “Tôi biết cậu cảm thấy thế nào bởi tôi cũng đã từng rơi vào trường hợp đó, có thể Jonh không biết cậu cần những số liệu đó, sao cậu không cho Jonh biết là nó quan trọng với cậu thế nào, và nếu chuyện này còn tiếp diễn thì cứ cho tôi biết nhé.”
Không nên tạo cho cấp dưới cái quyền được phép không tôn trọng lãnh đạo
Tuy nhiên không phải bí quyết nào cũng là tuyệt đối cả hãy nhớ ở ví dụ trên chúng ta đang giải quyết lời than phiền của Bill, không phải thói quen làm việc của John. Nếu John thực sự làm việc chậm chạp như thế rõ ràng bạn cần phải thảo luận với John về điều này. Hãy sử dụng bí quyết trên một cách linh hoạt theo cách riêng của bạn.
Tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong việc giải quyết những phàn nàn của nhân viên, không cần phải quá tình cảm nhưng phải thể hiện được thái độ của người sếp đối với ưu phiền mà nhân viên đang gặp phải, vì vậy hãy tập trung vào cuộc nói chuyện. Hãy nhớ bạn không phải cố gắng giải quyết mọi vấn đề, tuy nhiên ít nhất bạn phải cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới vấn đề đó.
Giải quyết than phiền của nhân viên là một phần không thể thiếu trong công việc của nhà quản lý.
Nhân viên phàn nàn là điều khó tránh khỏi và không hề dễ dàng để tìm ra tất cả các câu trả lời. Hãy làm điều cần làm để nhân viên thấy là bạn quan tâm tới vấn đề của họ, cho họ thấy quyết định tìm đến với bạn – nhà quản lý chuyên nghiệp là hoàn toàn sáng suốt.

Theo 24h.com.vn