4 bí mật công ty không muốn nhân viên biết

Theo các tác giả, hầu như công ty nào trên thế giới cũng giống nhau ở điểm chung này – không cho nhân viên biết khoảng 3 – 4 loại thông tin thông thường nhất. Rất nhiều người ngạc nhiên cao độ khi được nghe nói về những thông tin được liệt vào hàng mật này. Vậy, đó là những thông tin gì?
1 – Danh sách đen
Hầu như công ty nào, sau một quá trình hoạt động, cũng có một danh sách những người không làm việc hiệu quả, không có thái độ tốt hay nói đúng hơn, danh sách những người chuẩn bị phải sa thải, hoặc được khuyến khích ra đi bất cứ lúc nào.
Đó là một danh sách mật. Điều đáng lưu ý là, ngay cả những người phụ trách trực tiếp những người có tên trong danh sách đen, nhiều khi cũng không được biết về bí mật đó. Và một điều đáng lưu ý là, ngay cả những người làm ở những vị trí cao cấp trong công ty, vốn luôn được trọng vọng, cũng có thể có tên trong danh sách đen, và họ sẽ chẳng bao giờ ngờ tới được điều đó.
Nhưng điều đó cũng không quá ngạc nhiên, bởi khi cần cắt giảm chi phí, chính sự ra đi của họ tạm thời gỡ đi được gánh nặng lương đáng kể.
2 – Danh sách danh giá
Trái với danh sách đen, danh sách danh giá là tập hợp tên của những người thường xuyên làm việc hiệu quả, có thái độ tốt hay nói đúng hơn, danh sách của những người chuẩn bị được tăng lương, thăng tiến hay chuyển sang các công tác mới ở những vùng đất mới.
Khác một trời một vực như vậy, song điểm chung giữa danh sách này với danh sách đen là cả hai đều nằm trong ngăn kéo kín mít của “đấng tối cao” trong công ty, hầu như không bao giờ được tiết lộ ra ngoài. Người ta sợ những thông tin đồn đoán sẽ làm hỏng cả hạt giống đã nhắm sẵn. Người ta cũng sợ khi biết mình trong diện được ưu ái, sẽ xuất hiện những đòi hỏi quá đáng, ngay cả khi chưa được cất nhắc.
Điều cần lưu ý là những người làm việc tốt nhất, mang lại hiệu quả cao cho công ty trong thời điểm hiện tại chưa chắc đã có tên trong danh sách danh giá này.
3 – Có công bằng hay không
Có lẽ đây là loại thông tin mà nhiều người đồng ý là tuyệt mật. Hầu như tất cả các ban giám đốc đều tuyên bố trước nhân viên, trước báo chí rằng họ không phân biệt đối xử với người làm chỉ vì họ có khác biệt về màu da, tôn giáo hay giới tính… Song sự thật có công bằng hay không thì chỉ có ban giám đốc biết với nhau mà thôi. Nhân viên nào cũng muốn biết đích xác điều đó, xem cam kết của họ có đúng hay không. Song có lẽ, họ chỉ được biết khi đã quá muộn và khi không còn cần thiết phải biết nữa.
4 – Giám đốc nhân sự – phe ta hay phe địch?
Đó vẫn còn là câu hỏi chưa thể tìm nổi câu giải đáp ở rất nhiều công ty ngày nay. Trên nguyên tắc, giám đốc nhân sự là người tham gia vào nhiều quá trình tại nơi làm việc của nhân viên, từ tìm kiếm, tuyển chọn, đào tạo, quan tâm và hỗ trợ cho tới cất nhắc họ. Do vậy, cần phải coi họ là bạn, một loại bạn hiện diện nhiều trong cuộc sống hàng ngày.
Có điều, họ lại là những người được chủ công ty tìm kiếm, tuyển chọn, đào tạo, quan tâm và cất nhắc! Do vậy, cũng không có gì khó hiểu nếu họ làm theo ý của chủ công ty, dù nó đi ngược lại mong muốn của nhân viên.
Do vậy, giám đốc nhân sự – bạn hay “kẻ địch” thì chỉ có chính người đó biết, hoặc may ra là ban giám đốc và một vài nhân viên tinh ý khác. Song đó thường được coi là một trong những bí ẩn nơi công sở!
Có thể có người cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể bày tỏ được ý muốn “lấy lòng” người khác bằng thái độ và hành động cụ thể. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Bởi ngợi khen bằng lời vẫn là phương pháp biểu đạt tốt nhất thiện ý của bạn với đối phương.
Tuy nhiên, khi chúng ta muốn thể hiện “những lời có cánh” đó tới đối phương thì cũng cần phải có nghệ thuật, cần tế nhị chứ không nên thô cứng. Trước hết hãy đề cập đến những gì liên quan đến anh ta bằng những lời nói cung kính, trân trọng. Còn phần mình thì nên nói một cách vừa phải, ý khiêm nhường, tránh tâng bốc, khoe khoang. Bạn đừng cho rằng làm như vậy là tâng bốc người khác, nếu nó được dùng một cách thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu và thiện cảm với bạn.
Thường thì nhân viên trong công ty rất ít quan tâm đến việc cấp trên đi công tác về. Kỳ thực đây chính là một cơ tốt. Một nhân viên lịch thiệp, lúc này sẽ bước tới đón cấp trên, đồng thời không thể quên nói những câu như:
Giám đốc (hoặc xưng theo chức vụ) anh đã về rồi! Anh vẫn khỏe chứ? Chắc là mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ạ?… Sau đó xách đồ đạc giúp ông ta, và nhắc thư ký hoặc đích thân mình đi pha trà mời ông ta. Lời nói và thái độ ân cần của bạn là một cách “lấy lòng” khá hiệu quả đấy. Chẳng ai lại không hài lòng khi cấp dưới của mình quan tâm, chu đáo với mình như vậy, phải không?
Những việc nhỏ nhu vậy thường khiến cấp trên nhớ lâu. “Người không làm được việc nhỏ thì làm sao làm được việc lớn” – có lẽ đó là một tiêu chuẩn mà đa số lãnh đạo dùng để đánh giá cấp dưới của mình.
Lại nữa, khi ăn cơm trưa, không nên lúc nào cũng chăm chú với các đồng nghiệp của mình, hãy đánh tiếng chào mời cấp trên. Có thể cấp trên còn bận những việc khác nên không đi ăn cùng được, nhưng một tiếng chào sẽ để cho người ta cảm giác khác hẳn so với trường hợp mà khi cấp trên còn ngồi đó, vừa tới giờ ăn trưa là râm ran cùng các đồng nghiệp khác rời vị trí.
Những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, giáo huấn đối với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực, lắng nghe những lời huấn dụ say sưa của ông ta. Với những nhân viên chịu chăm chú lắng nghe những lời của mình hơn những người khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh giá cao hơn.
Thực tế, người ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tượng chịu nghe mình nói. Khi nghe cấp trên nói chuyện, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh thoảng nhắc lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn. Lúc đầu sẽ có chút gượng, nhưng mấy lần sau tự nhiên sẽ quen.
Tóm lại, dù bạn có mệt mỏi, khó chịu, dù bạn ở đâu, làm gì cùng cấp trên, xin đừng quên nói với cấp trên những lời “kính trọng” với thái độ chân thành. Hãy chú ý lắng nghe và thực hiện những dặn dò của cấp trên với thái độ kính trọng và tác phong nhanh nhẹn.
Hợp tác với đồng nghiệp trong một dự án chung của công ty không còn xa lạ với những người đi làm hiện nay. Nếu tiến trình thực hiện có những phát sinh mới, bạn sẽ ứng phó thế nào?
Sáu bước sau đây có thể giúp bạn hợp tác thuận lợi và thành công
1. Chia sẻ hệ thống lịch làm việc. Rất nhiều người làm việc chung teamwork trong cùng một dự án lại đánh giá rất thấp về hệ thống lịch làm việc của nhóm. Nếu bạn làm việc chung với hai hoặc bốn người trong nhóm, tốt hơn hết bạn nên nắm rõ lịch làm việc của những cộng sự còn lại. Điều này có lợi cho bạn và cho nhóm để cả nhóm có thể họp mặt chớp nhoáng hoặc hội ý qua điện thoại di động, Intemet…
2. Chia sẻ cơ sở dữ liệu về các mối quan hệ. Bạn chắc chắn có một danh sách địa chỉ, số điện thoại, e-mail của những người bạn từng làm việc và sắp làm việc. Danh sách này thường phải được cập nhật tùy theo sự thay đổi của đối tác. Nhưng có những mối quan hệ bạn chỉ có thể kết nối qua sự giới thiệu của một người khác. Nếu bạn thường xuyên làm việc theo nhóm, bạn nên thành lập cơ sở dữ liệu các mối quan hệ này và lưu giữ trên văn phòng làm việc ảo của nhóm.
3. Lưu giữ tài liệu. Cách tốt nhất để bạn lưu giữ tài liệu là cập nhật thông tin theo hệ thống mỗi ngày. Điều này có thể làm bạn mất chút ít thời gian nhưng sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian hơn sau này khi bạn cần dùng đến tài liệu có liên quan.
Hiện có nhiễu phần mềm văn phòng hỗ trợ bạn lưu giữ thông tin theo chủ đề, ngày tháng, sự kiện… Và dĩ nhiên, nếu bạn có thể tập hợp chúng từ những phần ghi chép của từng thành viên trong nhóm lại thành một kho dữ liệu chung, cả nhóm sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để tìm tài liệu, kiểm chứng tài liệu…
4. Cập nhật thông tin mới. Những thông tin mới chủ yếu là những thông báo của ban giám đốc hay “lệnh” mới của sếp điều khiển trực tiếp nhóm làm việc. Công việc này cho phép nhóm làm việc có thể thảo luận đôi chút và tập hợp ý kiến nhóm gửi sếp nếu có.
5. Hội thảo từ xa. Nếu nhóm làm việc thực sự ở quá xa nhau và không thể gặp mặt đối mặt cùng với sếp. Phương thức gặp nhau tốt nhất và tiện lợi nhất là dùng hội thảo từ xa. Đây được xem là một xu hướng liên lạc rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Nếu bạn làm việc trong một công ty đa quốc gia hoặc công việc của bạn đòi hỏi bạn phải đi đây, đi đó, bạn không có cách chọn lựa nào khác ngoài hội thảo từ xa.
6. Liên lạc bằng tin nhắn tức thời (IM). IM cho phép các thành viên của nhóm trao đổi trực tuyến thay vì dùng điện thoại. Cách liên lạc bằng IM còn giúp bạn tránh được việc tán gẫu vô ích thường xảy ra sau những câu hỏi han, thảo luận về công việc chính.
Nguồn: Sách Công thức làm nên sự thành công

Theo Giamdocdieuhanh