Ý tưởng mới và định hướng đổi mới

Để tạo ra một nền văn hóa thuận lợi cho việc đổi mới, hãy tổ chức các ý tưởng mới theo cách cho phép bạn có thể dễ dàng xử lý chúng. Dưới đây là bốn cách giúp bạn sắp xếp các ý tưởng và định hướng đổi mới.
Ý tưởng tuyệt vời tiếp theo của công ty bạn có thể tới từ bất cứ ai: một nhân viên, một khách hàng, một người bán hàng hoặc thậm chí là một người lạ. Tất cả những người tham gia vào công ty nhỏ của bạn sẽ giúp bạn tiến hành đổi mới. Họ cũng tạo ra sự hỗn loạn. Nhưng với nhiều thông tin như vậy, làm sao để bạn chắc chắn các ý tưởng không bị lạc mất trong một đống hỗn độn các ý tưởng?

Một số công ty thu thập các ý tưởng mới trong một phần mềm wiki, đây là một cách rất tốt để lưu trữ thông tin nhưng rất khó để lục tìm nó. Cuối cùng các ý tưởng hay lại trở thành một mớ hỗn độn trong phần mềm wiki đó và trở thành những ý tưởng chết.

Để tạo ra một nền văn hóa thuận lợi cho việc đổi mới, hãy tổ chức các ý tưởng mới theo cách cho phép bạn có thể dễ dàng xử lý chúng.

Tim Meaney, CEO của Kindling, một công cụ cộng tác và quản lý ý tưởng cho hay: “Mọi người ngừng tham gia vào cộng đồng ý tưởng không có tính minh bạch và cách ra quyết định tích cực. Mọi người không rảnh để đưa ra ý kiếnmột cách vô nghĩa”.

Dưới đây là bốn cách giúp bạn sắp xếp các ý tưởng và định hướng đổi mới.

1. Đứng ở vị trí trung tâm để thảo luận các ý tưởng. Bắt đầu bằng cách tạo ra một vị trí trung tâm để bạn có thể đứng ở đó để thu thập và chia sẻ các ý tưởng. Hãy chắc chắn bạn đang sử dụng một công cụ năng động với các cơ hội có sẵn để hợp tác và đưa phản hồi. Trang Kindling và nhiều công cụ quản lý ý tưởng khác đều có cung cấp dịch vụ này.

UserVoice, một công ty phần mềm có trụ sở tại San Francisco chuyên tạo ra các công cụ đưa ý kiến phản hồi, cho phép khách hàng chia sẻ và bầu chọn cho các ý tưởng trong một diễn đàn đưa các ý kiến phản hồi trực tuyến. Các khách hàng cảm thấy gắn kết hơn và UserVoice có thể dễ dàng xác định được các yếu điểm.

2. Dán nhãn các danh sách ý tưởng của bạn. Để các ý tưởng được sắp xếp rõ ràng, hãy sắp xếp chúng theo chủ đề. Bạn có thể đặt ra các hạng mục rộng rãi như “các tính năng khách hàng yêu cầu” hay những hạng mục cụ thể chỉ dành cho một dự án hoặc một mục tiêu. Chia các ý tưởng thành các nhóm nhỏ hơn sẽ giúp bạn xử lý và chọn được những ý tưởng phù hợp nhất với công ty của bạn.

Dán nhãn danh sách ý tưởng cũng tạo ra một cái khung để mọi người nghĩ về các ý tưởng mới đặc biệt là khi chúng được gắn với các dự án hoặc mục tiêu cụ thể. Tên các danh sách này đóng vai trò nhắc nhở giúp khơi dậy tính sáng tạo và dẫn tới những ý kiến mới lạ hơn.

3. Hãy chắc chắn mỗi lãnh đạo đều có một danh sách ý tưởng. Hãy chỉ định người quản lý từng danh sách ý tưởng- một người đóng vai trò quan trọng trong nhóm có thể thực hiện các ý tưởng này. Ví dụ, các ý tưởng cải thiện hạ tầng trang web của bạn cần được giao cho nhóm chịu trách nhiệm bảo trì website thu thập và quản lý.

Meaney cho hay: “Đây có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất của một chương trình đổi mới trong đó các chức năng được thực hiện tốt- một người hoặc một nhóm nhỏ có động lực được trao quyền sẽ xem xét các ý tưởng này để đi đến quyết định”.

4. Coi ngân hàng ý tưởng của bạn như một hộp thư. Để ngăn ngừa các ý tưởng bị dồn lại quá nhiều, hãy giải quyết từng ý tưởng một càng nhanh càng tốt. Gạt bỏ các ý tưởng chắc chắn không khả thi, sau đó di chuyển các ý tưởng có tiềm năng vào các hạng mục cụ thể cần theo dõi thêm. Một số ý tưởng sẽ cần hành động ngay lập tức, còn một số ý tưởng khác lại cần thêm thông tin rồi mới ra quyết định được. UserVoice để ra thời hạn một tháng để bổ sung thông tin trước khi họ đưa ra sự lựa chọn cuối cùng.

Khi đưa ra quyết định, hãy thông báo với tổ chức. Biết ý tưởng nào được chọn và lý do tại sao sẽ khiến mọi người sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của họ hơn trong tương lai.

Theo kienthuckinhte