Mỗi năm Hollywood cho ra đời hàng chục bộ phim film bom tấn, có những siêu phẩm như The Avengers với chi phí sản xuất lên tới 220 triệu USD. Điều gì đã làm nên sự tốn kém của các bộ phim bom tấn Hollywood và doanh thu sẽ quay trở về túi nhà sản xuất từ những nguồn nào?
Hãng Walt Disney Studios vừa công bố, bom tấn về các siêu anh hùng hàng đầu Hollywood – The Avengers của Marvel đạt kỷ lục khoảng 200,3 triệu USD chỉ riêng trong thị trường nước Hoa Kỳ trong ba ngày công chiếu đầu tiên từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 5.
Với doanh thu hàng khủng này, The Avengers (Siêu anh hùng báo thù) đã phá tan các kỷ lục trước đó để trở thành bộ phim đầu tiên trong nước có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Kết quả tổng doanh thu toàn cầu của The Avengers ước tính 641,8 triệu USD sau hơn 12 ngày phát hành.
Thông thường, mỗi năm Hollywood cho ra đời hàng chục bộ phim film bom tấn, có những siêu phẩm như The Avengers với chi phí sản xuất lên tới 220 triệu USD. Với nhiều khán giả, bỏ tiền ra rạp để được xem những bộ film bom tấn với dàn diễn viên lung linh, kỹ xảo đẹp mắt… cũng rất ‘đáng đồng tiền bát gạo’.
Nhưng thực tế là điều gì đã làm nên sự tốn kém của các bộ phim bom tấn? Đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất… hay còn yếu tố nào khác?
Theo Nikki Finke, đồng sáng lập và TBT webstite Deadline.com, một trang tin uy tín của Hollywood, 200 triệu USD là con trung bình để làm một bộ phim bom tấn. Chính những lãnh đạo cấp cao của tập đoàn mẹ, chứ không phải giám đốc hãng film là người có quyền phê duyệt một dự án film khủng,
Tác quyền
Cần có một câu chuyện cho bộ film.Quyền sử dụng câu chuyện từ một cuốn sách best-seller để chuyển thể thành film có thể tốn từ 500 nghìn đến 2 triệu USD.
Kịch bản
Được cho phép sử dụng câu chuyện rồi, cần chuyển thể thành kịch bản film. Những biên kịch hàng đầu có thể đòi một mức giá khủng, có khi lên đến 2 triệu USD.
Đạo diễn
Chi phí cho đạo diễn rất đa dạng. Một số đạo diễn như Steven Spielberg có thể đảm nhận luôn vai trò nhà sảu xuất, nghĩa là sẽ phải trả thêm cho đạo một khoản lớn. Những đạo diễn thành công nhất tại Hollywood có thể ra giá 10 triệu USD cho một film.
Nhà sản xuất
Trong thế giới Hollywood, “nhà sản xuất” có nhiều vai trò, thông thường là người chịu trách nhiệm về bộ film từ khâu kịch bản đến khi ra mắt, có thể coi như Giám đốc điều hành một bộ film. Họ cũng là người kiểm soát tài chính, có quyết định thuê hay sa thải nhân sự, kêu gọi nhà đầu tư vào dự án và đàm phán với các công ty phát hành. Nhà sản xuất sẽ nhận được vài triệu USD, có khi lên tới 5 triệu USD.
Diễn viên
Để có một diễn viên nổi tiếng tham gia, nhà sản xuất có khi phải bỏ ra 10-20 triệu USD không phải là chuyện lạ. Thậm chí những diễn viên tên tuổi nhất có thể còn yêu cầu có phần trăm từ doanh thu phòng vé khi film công chiếu. Nếu bộ film thành công ngoài mong đợi, “cả làng đều vui”, nhưng nếu film thất bại, ít nhất là khoản ăn chia này cho diễn viên sẽ bị hạn chế đầu tiên.
Tài tử Johnny Depp đã bỏ túi hàng triệu USD sau khi Cướp biển Carribe công chiếu.
Chi phí sản xuất
Đây cũng là chi phí có thể dao động kinh khủng nhất. Ví dụ, nếu quay film ở Mahattan, bạn sẽ phải trả tiền để có giấy phép, bảo hiểm, an ninh…v…v. Nếu quay film vào ban đêm, có khi phải trả thêm cả phí đèn điện, chiếu sáng. Các đạo diễn có thể tiết kiệm tiền bằng cách quay ở những địa điểm có chi phí thấp hơn. Nhiều nước sẽ giảm thuế cho những khoản này. 3 phần của Chúa tể của những chiếc nhẫn được giảm thuế khá đáng kể khi quay ở New Zealand.
Các nhà sảu xuất sẽ có kế hoạch chi tiết về chi phí làm film theo ngày. Một bộ film điều tra tội phạm có thể tốn 500 nghìn USD/ngày. Với 40 ngày để hoàn thành film, tổng chi chi phí sản xuất đã lên đến 20 triệu USD.
Nhưng nếu film có thêm vài màn rượt đuổi hoặc vài vụ nổ, chắc chắn sẽ tốn thêm nhiều tiền.
Hiệu ứng hình ảnh
Khoản này cũng rất tốn kém, nhưng những đạo diễn tên tuổi lại thích những bộ film dài. Với những bộ film dựa phần lớn vào kỹ xảo hình ảnh, khoản này có khi đội chi phí làm film lên gấp đôi.
Âm nhạc
Một bài hát gốc được trình bày bởi một ngôi sao ca nhạc nổi tiếng có thể “móc túi” nhà sản xuất film khoảng 1 triệu USD.
Marketing
Film đã xong, đạo diễn rất hài lòng và nhà sản xuất vẫn còn dư chi phí. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại.
Film hoàn thành một cách suôn sẻ mới là phần dễ nhất của cả quá trình. Công việc khó nhằn hơn là quá trình marketing cho film, khoản này cũng cao không kém. Những bộ film lớn cần một chiến dịch quảng cáo toàn câu, khoản này có thể chiếm đến 50% tổng chi phí sản xuất.
John Carter, bộ film bom ‘xịt’ của Disney có tổng chi phí sản xuất lên đến 250 triệu USD và 100 triệu USD để marketing. Nhiều film đoạt Oscar rất hay nhưng chi phí sản xuất rất vừa phải, không quá tốn kém.
Nhiều film đoạt Oscar rất hay nhưng chi phí sản xuất rất vừa phải, không quá tốn kém.
Một khi film đã hoàn thành, đi kèm một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, doanh thu sẽ quay trở về túi nhà sản xuất từ những nguồn nào?
Từ phòng vé
Như một quy tắc bất thành văn, các hãng film luôn kỳ vọng một nửa doanh thu đến từ các phòng vé. Nhưng thực tế, tình hình có thể phức tạp hơn. Các hãng film thường đàm phán phần trăm hoa hồng cao cho các nhà phát hành trong tuần đầu công chiếu, nhưng sau đó sẽ giảm dần.
Bán DVD
Tại Mỹ, giải trí tại gia đình đang ngày càng giảm kể từ năm 2004. Tuy vậy, đây vẫn là một nguồn quan trọng trong doanh thu của các hãng film. Bruce Nash, đồng sáng lập và Chủ tịch công ty dịch vụ thông tin Nash, chuyên cung cấp các nghiên cứu và hỗ trợ ngành công nghiệp film ảnh cho biết, đã qua thời kỳ khủng hoảng của ngành công nghiệp điện ảnh.
Một hãng film có thể thu về 40% doanh thu từ bán và cho thuê DVD. Như trường hợp siêu phẩm Avatar, doanh thu từ bán DVD đạt 600 triệu USD và doanh thu từ cho thuê đạt 57 triệu USD, chỉ riêng tại Mỹ.
Kinh doanh các mặt hàng liên quan
Trong kinh doanh, mảng này được coi là một phần doanh thu phụ, bao gồm việc kinh doanh hoặc nhượng quyền kinh doanh các đồ chơi, game, poster và các mặt hàng khác có liên quan đến film. Mảng này đặc biệt quan trọng với các bộ film hoạt hình gia đinh như Toy Story của hãng Pixar. Doanh thu từ các mặt hàng liên quan bằng khoảng 10% doanh thu bán vé.
Truyền hình
Thông thường, một film bom tấn sẽ được phát hành dưới dạng video trước, sau đó phát trên hệ thống cáp trước khi phát rộng rãi trên truyền hình. Doanh thu từ việc phát trên truyền hình dựa vào mức độ hot tại các rạp film, mảng này tường bằng 11% doanh thu chiếu rạp.
Theo Bảo Linh