Tác dụng của bữa ăn trưa cùng đối tác

Có khá nhiều “phi vụ” làm ăn phải dàn xếp thương lượng qua bữa ăn trưa. Để “bữa cơm thân mật” này phát huy tác dụng, hãy lưu ý những điều sau đây nhé.

Chọn địa điểm thích hợp
Không nhất thiết phải chọn những nhà hàng thật “hot”, thật nổi tiếng. Chắc bạn không muốn đối tác của mình bị nghẹt thở trong đống thực khách, rồi đợi “mốc mép” vẫn chưa thấy đồ ăn đâu.
Tốt hơn hết, hãy chọn một nơi bạn đã từng ăn để được là người chủ động. Món ăn không quá tồi, chỗ ngồi lịch sự và yên tĩnh.
Lịch sự tiếp đón
Những người bận rộn thường rất “kiệm” thời gian ăn trưa, vì thế sự chậm trễ, dềnh dàng sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, không hài lòng. Nếu bạn là người mời thì nên đến sớm hơn một chút. Đừng để họ phải đợi bạn bên bàn ăn. Ăn uống nên là thứ yếu. Lựa lúc họ đã đủ dùng để bắt đầu câu chuyện kinh doanh. Đừng quá mải mê với món ngon mà quên mục đích chính.
Cẩn thận chọn món
Cho dù bạn có là một tay “bẻ cua” chuyên nghiệp, hoặc là người “nghiện” món mì ống, cũng không nên chọn các món ăn quá cầu kì, lách cách này. Càng cua có thể khiến đối tác của bạn khó xử. Chẳng lẽ họ lại xì xụp như ở nhà? Nếu là khách nữ, nên để họ là người chọn món. Nếu không, hãy chọn cho họ những món nhẹ nhàng, không quá cay, dễ dàng ăn và không làm “hỏng” tư thế nữ tính của họ.
Không phân tán khi ăn
Nên tắt chuông điện thoại khi ngồi ăn. Đừng để bữa ăn “kinh tế” của bạn bị gián đoạn vì những việc không đâu.
Ngắn gọn
Thời gian ăn trưa không nhiều nên bạn hãy thật ngắn gọn, không dài lê thê. Có thể mở đầu bằng đôi lời về sở thích, kì nghỉ gần đây. Sau đó vào đề ngay. Khi bữa ăn kết thúc, đừng quên nói lời cảm ơn vì họ đã giành thời gian đi ăn trưa cùng bạn.
Nếu khéo léo, một bữa ăn trưa đơn giản có thể đem lại cho bạn một đối tác đầy tiềm năng và nhiều hợp đồng “cỡ bự” đấy.

Theo Careerbuilder