Ông lớn Google sẽ làm gì vào năm 2013?

Google đã có một năm 2012 đáng nhớ với việc trình làng hàng loạt sản phẩm mới và thực hiện nhiều cải tiến trên các sản phẩm cũ. Sang năm 2013, Google sẽ tiếp tục phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ tất cả các bên.


1. Tương lai tiếp theo của Nexus
Trong năm 2012, Google đã trình làng mẫu máy tính bảng Nexus của mình và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình lẫn người tiêu dùng. Cùng với đó, gã khổng lồ tìm kiếm Internet cũng ra mắt một mẫu smartphone Nexus 4. Đây là chiếc điện thoại cao cấp có thể được bán, được “bẻ khóa” với một mức giá có sức cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, trong khi Apple gặt hái thành công lớn với hàng triệu chiếc điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad được bán ra thì rõ ràng chúng ta không thể biết rõ được có bao nhiêu thiết bị Nexus được tiêu thụ, chỉ biết rằng máy tính bảng Nexus và điện thoại Nexus 4 luôn lâm vào tình trạng “khan hàng”. 
Mặc dù nhận được sự hỗ trợ tích cực của một chiếc dịch marketing lớn nhưng các thiết bị Nexus vẫn đứng trước nguy cơ bị lu mờ trong một thế giới di động vốn đang bị thống trị bởi Apple và Samsung.
Hội nghị các nhà phát triển Google I/O sẽ diễn ra vào tháng 5 năm tới và nhiều người sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu được thấy một phiên bản kế tiếp của Nexus 7 được trình làng tại sự kiện này. 
Bên cạnh đó, Nexus 10 dù chỉ mới được ra đời cách đây vài tháng nhưng một phiên bản cải tiến của thiết bị này nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào năm 2013. 
Đối với smartphone Nexus, sẽ thật sự tốt nếu thiết bị này có thể truy cập mạng LTE. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với Google là phải thuyết phục được các nhà mạng Mỹ “mở lòng” với chiếc điện thoại này.

2. Android sẽ trở thành lựa chọn số 1 của các nhà phát triển
Vào tháng 12/2011, chủ tịch điều hành của Google đã dự đoán rằng hầu hết các nhà phát triển sẽ sớm lựa chọn phát triển cho Android đầu tiên. Hơn một năm sau đó, có rất ít bằng chứng cho thấy dự đoán trên đã trở thành hiện thực. 
Nguyên nhân chính được cho là các nhà phát triển rất khó kiếm được tiền từ người dùng Android và những mối lo ngại về việc phát triển cho một hệ sinh thái bị phân mảnh. Ngoài ra, các công ty phát triển ứng dụng mới thành lập cũng thường ra mắt đầu tiên với một ứng dụng iOS. 
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng này đang bắt đầu thay đổi. Bằng một số biện pháp, các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google hiện đang quy định số lượng ứng dụng có sẵn trên các nền tảng của họ. Tuy nhiên, liệu Android sẽ trở thành nền tảng số 1 đối với giới phát triển ứng dụng hay không, chúng ta sẽ phải chờ xem trong năm 2013.
3. Kính tương tác Google Glass sẽ được đón nhận như thế nào?
Trong năm 2013, Google sẽ cho các nhà phát triển dùng trước chiếc kính tương tác Google Glass. Phiên bản Google Glass Explorer Edition dành cho các nhà phát triển sẽ được bán với giá 1500 USD. 
Kể từ khi sản phẩm này được tiết lộ, Google Glass đã phải đối mặt với thái độ hoài nghi về việc tại sao chúng ta lại cần một chiếc máy tính đeo trước mắt mình. Phiên bản Explorer Edition của Google Glass sẽ là câu trả lời thực sự đầu tiên cho câu hỏi này, với một thiết bị cho phép người dùng chụp ảnh, quay video, gửi tin nhắn văn bản và có thể thực hiện các tìm kiếm trên Google. 
Tốt hơn, các nhà phát triển sẽ được quyền truy cập vào một bộ kit phát triển phần mềm cho phép họ xây dựng phần mềm riêng của mình cho Google Glass. Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng những chiếc máy tính mang, mặc, đeo được trên người là chiến trường lớn tiếp theo trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng và trong đầu năm 2013, chúng ta có thể nhìn thấy Google “khai hỏa” đầu tiên.
4. Ray Kurzweil và tương lai của tìm kiếm
Trên thực tế, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã có những bước nhảy vọt đáng kể trong năm 2012 để nâng cao sản phẩm cốt lõi này. Knowledge Graph, tính năng tìm kiếm mới mà Google trình làng trong tháng 5 đã tăng gấp ba lần kích thước trong 7 tháng qua và tất cả các dấu hiệu đều cho thấy nó sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong năm 2013. 
Knowledge Graph chỉ là một phần nằm trong nỗ lực xây dựng một chiếc máy tính “Star Trek” có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn có thể có ngay lập tức bằng cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên. Google cho biết họ vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của nỗ lực này nhưng việc thuê Ray Kurzweil, nhà tương lai học (người đưa ra dự đoán tương lai dựa trên các xu hướng hiện tại) vào cuối năm 2012 của Google những nỗ lực đó đang bắt đầu được tăng tốc. 
Ray Kurzweil từ lâu đã làm việc trong các dự án trí tuệ nhân tạo. Còn hiện tại, công việc chính của ông tại Google đó là tập trung tìm hiểu, học hỏi về các máy móc cũng như đóng góp cho các dự án liên quan đến việc xử lí ngôn ngữ. Với sự giúp đỡ của Ray, máy tính “Star Trek” có thể tiến gần hơn đến thực tế.
5. Nexus Q sẽ trở thành cái gì?
Nexus Q, quả cầu với sứ mệnh đưa người dùng các thiết bị di động Android tiến vào đời sống giải trí đã bị hoãn phát hành một thời gian ngắn sau khi trình làng khiến cho nhiều người phân vân liệu sản phẩm này bao giờ mới chính thức được lên kệ? 
Trên lý thuyết, Q có thể hoạt động như một thiết bị vô tuyến mạnh mẽ nhằm cạnh tranh với Apple TV, Roku… Tuy nhiên, Google đã không nói gì về thiết bị này kể từ khi nó nhận được những “phản hồi sớm”. Nhiều người thấy khó hiểu vì sao Google lại lên kế hoạch niêm yết giá 300 triệu USD cho một thiết bị chỉ có thể truyền tải nội dung từ cửa hàng Google Play và YouTube. 
Và hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy Q có thể gặt hái được thành công nếu được bán ra rộng rãi. Đối với những sản phẩm mới ra mắt, Google chỉ để bán trên một trang sản phẩm dành cho nó trên Play Store với dòng thông báo “không để bán trong thời điểm này”. 
Sau đó, Google đã dành một khoản đầu tư đáng kể vào việc xây dựng Nexus Q. Nếu đặt giá cả và chức năng sang một bên, Nexus Q là một sản phẩm mạnh mẽ và đẹp mắt. Cuối cùng, những nỗ lực giống như Google TV chiếu trong phòng khách vẫn là ưu tiên cao đối với Google.

Theo chiến lược marketing