1 Sự phù hợp của ứng viên
Các phương tiện đánh giá cũng như những bài trắc nghiệm tính cách hiệu quả có sẵn rất nhiều, bạn có thể sử dụng để cảm giác chính xác hơn về sự phù hợp của ứng viên. Trong công việc, bạn nên sử dụng nhiều phương tiện đánh giá khác nhau với từng cá nhân, ghi điểm lại và chuyển các bản sao kết quả cho ứng viên. Sau đó, bạn có thể trao đổi về những phát hiện đó với ứng viên bằng tinh thần cầu thị, cởi mở, cùng tìm kiếm cách thức tốt nhất để hiểu vì chúng liên quan thực sự tới công việc.
2 Đừng bán khi bạn vẫn chưa quyết định sẽ mua
Nói cách khác, bạn hãy gắng kiềm chế ý muốn bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng việc nói với ứng viên rằng công việc của họ sẽ tuyệt vời thế nào, công ty của bạn hay ho ra sao trước khi bạn kết luận, đây sẽ là người bạn thực sự muốn tuyển dụng.
3 Mấu chốt cho việc phỏng vấn thành công
Hãy khẳng định bạn là người đặt ra những câu hỏi và không có gì đi ngược lại sự thật đó. Điểm cốt yếu là bạn phải đặt ra những câu hỏi tốt, sau đó lắng nghe cẩn thận và kiên nhẫn tìm ra câu trả lời. Hãy biết ngừng trước khi đáp lời. Hãy có những khoảng ngưng trong câu chuyện. Hãy hỏi han rành mạch. Thường xuyên đặt câu hỏi “Ý anh là gì”. Đừng mặc định là bạn biết hoặc hiểu những gì người khác nói cho tới khi bạn kiểm nghiệm lại thật chắc chắn. Người đặt câu hỏi nên biết kiểm soát câu chuyện Hãy khẳng định bạn là người đặt ra những câu hỏi và không có gì đi ngược lại sự thật đó. Khi ứng viên càng nói, bạn sẽ càng có cảm giác tốt hơn về việc anh/cô ta có phải là ứng viên tốt cho vị trí công việc hay không. Và bạn chỉ có thể học hỏi được khi bạn lắng nghe. Bạn sẽ chẳng học được điều gì khi nói về chính mình, về công ty, cũng như về công việc.
4 Công thức Swan
Có một công thức đơn giản bạn có thể dùng trong một cuộc phỏng vấn. Đó là công thức Swan. Sở dĩ có tên gọi này là vì nó do giám đốc điều hành nhân sự John Swan đặt ra. Công thức này dựa trên 4 ký tự S-W-A-N. Chúng tương ứng với 4 yếu tố bạn đang tìm kiếm: Smart (thông minh), Work hard (chăm chỉ), Ambitious (tham vọng) và Nice (thân thiện).
5 Những phẩm chất khác
Trước hết, cần quan tâm tới thành tựu hay sự định hướng về kết quả công việc của ứng viên. Khi đặt câu hỏi, bạn hãy lắng nghe những ví dụ từ công việc trước đó của ứng viên, đó là chỗ ứng viên thực sự tận hưởng niềm vui thành công và gặt hái kết quả trong công việc. Điểm giúp bạn phỏng đoán về khả năng làm việc thực sự trong tương lai chính là kết quả lao động thực tiễn trong quá khứ. Hãy xem xét lĩnh vực này thật cẩn thận và đưa ra yêu cầu cụ thể, không chung chung, kiểu như “Anh/chị đã làm gì và kết quả đạt được là như thế nào?”
6 Lắng nghe những câu hỏi thông minh
Một trong những khác biệt của thái độ ham hiểu biết là một ứng viên tốt sẽ có những câu hỏi nghiêm túc, thường được viết ra. Anh/cô ta sẽ muốn hỏi về bạn, về công ty, công việc, về những cơ hội trong tương lai, v.v..
7 Ứng viên phù hợp
Ứng viên phù hợp sẽ muốn bắt đầu công việc càng sớm càng tốt. Những ứng viên không thích hợp sẽ tìm đủ loại lý do để trì hoãn quyết định hoặc kéo dài thời điểm phải rời bỏ công việc hiện tại. Những ứng viên tồi nhất là những người thường muốn có một kỳ nghỉ ngơi trước khi bắt đầu công việc với công ty của bạn.
8 Bài tập hành động
Hãy lập kế hoạch trước cho cuộc phỏng vấn của bạn. Lên danh sách các câu bạn sẽ hỏi. Xây dựng những câu này căn cứ trên những vấn đề liên quan tới các kỹ năng và phẩm chất có vai trò đáng kể tác động tới việc hoàn thành những nhiệm vụ chủ chốt của công việc. Đừng bị luẩn quẩn trong những băn khoăn rằng bạn sẽ không biết nói gì tiếp theo khi phỏng vấn.
Theo DN